Home Học tậpChuyện sinh viên 4 Lý Do Khiến Sinh Viên Phân Vân Chuyện Học Lên Thạc Sĩ

4 Lý Do Khiến Sinh Viên Phân Vân Chuyện Học Lên Thạc Sĩ

by Hoàng Khôi Phạm
4 Lý Do Khiến Sinh Viên Phân Vân Chuyện Học Lên Thạc Sĩ

Sau khi kết thúc chương trình đại học, sinh viên mới ra trường sẽ bắt đầu vào hành trình tìm việc làm, thực hành, áp dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, và thông qua đó cũng trau dồi, nâng cao chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Song song đó, cũng có nhiều bạn quyết định sẽ tiếp tục lên cao học để lấy bằng thạc sĩ, nâng cao học vị để gia tăng cơ hội việc làm trong tương lai. Vì thế, khi đứng trước ngưỡng cửa sắp tốt nghiệp, các bạn sinh viên năm cuối thường sẽ rất lăn tăn rằng liệu mình có nên học lên thạc sĩ không? Dưới đây là 4 lý do khiến sinh viên phân vân chuyện học lên thạc sĩ, hãy cùng điểm qua chi tiết để cùng gỡ rối các khúc mắc của mình.

>> Bằng thạc sĩ là gì, tốt nghiệp thạc sĩ có những lợi thế nào?

1. Học thạc sĩ phải mất thêm 2-3 năm nữa

Lý do đầu tiên khiến nhiều bạn sinh viên năm cuối phân vân chuyện học lên thạc sĩ chính là phải đánh đổi về mặt thời gian. Bây giờ nếu đi làm luôn thì mình sẽ kiếm tiền được luôn, tích luỹ kinh nghiệm làm việc được ngay, còn học lên thạc sĩ sẽ phải mất thêm 2-3 năm nữa để ngồi trên ghế nhà trường. Sau này khi mình tốt nghiệp thạc sĩ, thì bạn bè đồng trang lứa cũng đã tích luỹ được 2-3 năm kinh nghiệm làm việc rồi, liệu có nên đánh đổi điều này không, liệu giữa kiến thức, học vị và kinh nghiệm làm việc thực chiến thì nhà tuyển dụng quan tâm tới điều gì hơn, ai sẽ là người có lợi thế hơn?

Tuy nhiên, lăn tăn này hoàn toàn có thể gỡ rối, vì thực chất nhiều trường đại học sẽ sắp xếp các lớp cao học, thạc sĩ vào buổi tối, tạo điều kiện để học viên có thể vừa học vừa làm, ban ngày đi làm bình thường, tối về mới tham gia lớp cao học. Khi đó thì chuyện này sẽ không phải vấn đề quá lớn nữa, nếu như các em biết sắp xếp thời gian hợp lý và chấp nhận rằng mình sẽ bận sấp mặt từ sáng tới tối, vừa đi làm, vừa đi học thạc sĩ vẫn ổn, vẫn theo được.

2. Gánh nặng tài chính khi theo đuổi bằng thạc sĩ

Song song với đánh đổi thời gian, thì nhiều bạn sinh viên cũng nghĩ tới chuyện phải đánh đổi tài chính, khiến các em phân vân chuyện học lên thạc sĩ. Chẳng hạn như phép tính đơn giản, nếu mỗi tháng đi làm trong 3 năm đầu tiên người mới ra trường sẽ kiếm được khoảng 12 triệu/tháng, thì sau 3 năm cũng kiếm được hơn 430 triệu, cộng thêm số tiền học phí cho chuyện học thạc sĩ cũng rơi vào tầm 100 triệu, thì tổng số tiền mình phải đánh đổi để theo đuổi bằng thạc sĩ cũng tầm hơn 500 triệu, một con số không phải nhỏ và rất đáng để suy ngẫm, nhất là với những bạn có tài chính gia đình khó khăn, phải lo nhiều khoản chi tiêu khác chứ không thể chi quá nhiều cho chuyện học hành.

Còn nếu vừa đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, vừa học thạc sĩ, thì gánh nặng sẽ đè lên vai của chính các em, phải cân nhắc kỹ lưỡng xem mình có thể chịu được những áp lực ấy không?

>> Học cao học lấy bằng thạc sĩ có khó không, bắt buộc không?

3. Phân vân rằng mình không đủ năng lực để học thạc sĩ

Vâng, đúng là chuyện năng lực, khả năng học hỏi cũng đóng một phần quan trọng, quyết định xem mình có theo được tới cuối chương trình thạc sĩ không, có hoàn thành để tốt nghiệp lấy bằng được không? Nhiều sinh viên quan ngại rằng mình học cũng không quá tốt, sợ lên cao học chương trình khó hơn, khả năng bị rớt môn cũng cao hơn, sợ rằng mình bị nợ môn quá nhiều, học mãi cũng không xong, không tốt nghiệp được, tự dưng mất công, mất thời gian, mất tiền đóng học phí mà lại bỏ ngang, chẳng đi tới đâu. Chính vì thế, các em cần phải cân nhắc kỹ chuyện này trước khi quyết định đăng ký học lên thạc sĩ, nếu vẫn quyết định theo đuổi, thì phải thật sự tập trung, nỗ lực và nghiêm túc để mang lại kết quả tốt nhất.

4. Không biết liệu học thạc sĩ xong sẽ khác gì với bằng đại học

Lý do cuối cùng và cũng khá phổ biến khiến nhiều sinh viên lăn tăn, phân vân chuyện học lên thạc sĩ, đó chính là các em không biết, không chắc chắn được rằng liệu học thạc sĩ xong sẽ khác gì so với bằng đại học, khi xin việc sẽ có lợi thế hơn không, hoặc khi vào công ty làm việc thì khả năng làm tốt công việc, cơ hội được trọng dụng, tăng lương, thăng tiến có khác gì nhiều so với bằng đại học thông thường không? Điều này thì các em có thể hoàn toàn yên tâm, rằng bằng thạc sĩ ở một học vị cao hơn, nên tất nhiên sẽ có giá trị hơn, có lợi thế hơn so với bằng đại học.

Thậm chí khi apply các công việc ở chức vụ quản lý, manager, director ở một số công ty còn đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ, phải hoàn thành chương trình cao học ở các chuyên ngành liên quan, nên khi mình đã có sẵn bằng thạc sĩ thì sẽ có lợi hơn. Ngoài ra, cũng chẳng ai khờ tới nỗi đánh đổi thời gian, tiền bạc, công sức để theo đuổi bằng thạc sĩ nếu như nó chỉ giống y chang bằng đại học đâu, phải có sự khác biệt thì những anh chị khoá trên mới theo học khá nhiều đấy chứ.

Bài viết này đã điểm qua 4 lý do khiến sinh viên phân vân chuyện học lên thạc sĩ, từ đó, các em cũng gỡ rối được một số khúc mắc và có thêm thông tin để mình ra quyết định một cách chính xác hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Tốt nghiệp QTKD xong có nên học lên thạc sĩ để tăng cơ hội việc làm?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích