Home Công việc 5 KPI Quan Trọng Mà Manager Phải Chịu Trách Nhiệm

5 KPI Quan Trọng Mà Manager Phải Chịu Trách Nhiệm

by Hoàng Khôi Phạm
Được thăng tiến lên vị trí Manager đồng nghĩa với việc bạn sẽ có mức lương cao hơn, tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, áp lực công việc lớn hơn so với khi còn ở cấp bậc nhân viên. Để đảm bảo mình sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình ở vị trí Manager, bạn cần nắm rõ những nhiệm vụ, những trách nhiệm khi ở vị trí đó. Dưới đây là 5 KPI quan trọng mà Manager thường phải chịu trách nhiệm:

Được thăng tiến lên vị trí Manager đồng nghĩa với việc bạn sẽ có mức lương cao hơn, tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, áp lực công việc lớn hơn so với khi còn ở cấp bậc nhân viên. Để đảm bảo mình sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình ở vị trí Manager, bạn cần nắm rõ những nhiệm vụ, những trách nhiệm khi ở vị trí đó. Dưới đây là 5 KPI quan trọng mà Manager thường phải chịu trách nhiệm:

>> KPI là gì? Lỡ làm việc không đạt KPI thì sao?

1. KPI kết quả làm việc cá nhân

KPI kết quả làm việc cá nhân là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng phải đảm nhiệm, bất kể bạn là cấp nhân viên hay cấp quản lý. Trước khi nghĩ tới việc của phòng ban, thì Manager cần đảm bảo mình đã hoàn thành tốt những KPI cá nhân. Chẳng hạn như bạn làm Manager phòng kinh doanh, bên cạnh việc theo sát doanh số của phòng ban, thì bạn cũng cần tập trung hoàn thành đủ doanh số cá nhân mà công ty quy định.

Ngoài ra, khi bạn làm tốt thì nhân viên cấp dưới sẽ tin vào năng lực của bạn, sẽ tin tưởng vào các quyết định của bạn và cố gắng phấn đấu làm việc tốt với mong muốn sau này sẽ giỏi như bạn. Ngược lại, khi bạn là Manager nhưng không đạt KPI cá nhân, kết quả làm việc chưa tốt, thì nhiều khả năng nhân viên cấp dưới sẽ không phục, sẽ cho rằng bạn chẳng có tài cán gì, thậm chí có thể họ sẽ chống đối các quyết định của bạn.

2. KPI kết quả làm việc của phòng ban

Nếu ở cấp độ nhân viên, thì bạn chỉ cần tập trung vào công việc của mình, sao cho đạt KPI cá nhân là xong. Nhưng khi ở vai trò Manager thì khác, sau khi đảm bảo được KPI cá nhân, thì Manager cần đảm bảo luôn KPI kết quả làm việc của phòng ban. Tức là phải phân chia KPI cho từng nhân viên cấp dưới sao cho phù hợp với năng lực của họ, đồng thời, cũng cần đảm bảo khi nhân viên cấp dưới hoàn thành KPI thì cả phòng ban cũng sẽ đạt KPI.

Tất nhiên, sau khi phân chia công việc thì bạn cũng cần đảm bảo nhân viên sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc, đảm bảo chuyên cần, nghiêm túc làm việc, tập trung hoàn thành công việc. Đồng thời, bạn cũng cần luôn theo sát, theo dõi tiến độ công việc, để kịp thời hỗ trợ, khắc phục những vấn đề phát sinh. Khi đảm nhiệm vai trò Manager, hãy luôn sẵn sàng xuất hiện khi nhân viên cấp dưới cần sự trợ giúp nhé!

>> Bạn nên là người leader cứng rắn hay mềm mỏng?

3. KPI Manager – Tuyển dụng, đảm bảo số lượng nhân sự

Bên cạnh các KPI về kết quả công việc, thì người Manager cần chịu trách nhiệm thêm những KPI liên quan đến số lượng nhân sự cấp dưới. Khi đội ngũ đông đủ thì mới đảm bảo hoàn thành đủ KPI chung của phòng ban, còn nếu đội ngũ thiếu nhân sự, không ổn định số lượng, nhân viên vào ra liên tục, thì sẽ mất công sức quản lý, mất thời gian đào tạo lại từ đầu. Chính vì thế, tuyển dụng để đảm bảo đầy đủ nhân sự cũng là một KPI của Manager. Đồng thời, bạn cũng cần luôn theo sát, kịp thời hỗ trợ nhân viên cấp dưới hoàn thành tốt công việc, ổn định công việc, để họ có thể gắn bó lâu dài với công ty.

4. KPI Manager – Đào tạo, huấn luyện nhân viên cấp dưới

Một Manager giỏi là người biết đào tạo, huấn luyện nhân viên cấp dưới, giúp họ phát triển năng lực bản thân và ngày càng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của chính mình. Còn nếu bạn không biết cách huấn luyện, đào tạo, mà suốt ngày chỉ biết đốc thúc nhân viên làm việc, thì họ sẽ dễ cảm thấy bất mãn và nghỉ việc, vì vừa không học hỏi được gì, lại vừa liên tục bị sếp tạo áp lực. Bên cạnh đó, khi bạn đào tạo cho nhân viên cấp dưới giỏi hơn, thì cũng sẽ đảm bảo kết quả công việc của phòng ban được tốt hơn, mọi người sẽ tự động hoàn thành tốt KPI cá nhân mà không cần Manager phải đốc thúc. Khi làm tốt KPI đào tạo, chắc chắn bạn sẽ được cấp trên đánh giá cao, gia tăng khả năng thăng tiến lên vị trí Director trong tương lai.

5. KPI phối hợp với phòng ban khác trong các công việc chung

Ở vị trí Manager, bạn không còn gói gọn công việc của mình trong những công việc của nội bộ phòng ban nữa, mà bạn cần phải thường xuyên phối hợp với các phòng ban khác trong công ty, để đảm bảo công ty vận hành trơn tru và ngày càng phát triển hơn. Những cuộc họp liên phòng ban sẽ định kỳ diễn ra mỗi tuần, để mọi người cùng báo cáo công việc, thảo luận và lên kế hoạch làm việc giữa các phòng ban. Tất nhiên, đi kèm với điều này cũng chính là những KPI liên quan tới việc phối hợp với các phòng ban khác trong các công việc chung mà Manager cần phải chịu trách nhiệm.

Trên đây là 5 KPI quan trọng mà Manager thường phải chịu trách nhiệm. Nếu muốn trở thành một Manager xuất sắc, bạn cần tập trung hoàn thành tốt những KPI này nhé. Dẫu biết đây là điều không hề dễ dàng và cực kỳ áp lực, nhưng nếu cố gắng và quyết tâm thì bạn sẽ làm được. Chúc bạn thành công!

>> Mức lương của Manager thường khoảng bao nhiêu?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích