Chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân của chúng ta, nó giúp bạn dễ dàng kết nối với người thân, bạn bè vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, nếu quá chăm chú vào điện thoại và sử dụng chúng không đúng cách trong công sở thì sẽ khiến đồng nghiệp và sếp của bạn khó chịu. Dưới đây là 5 quy luật ngầm khi dùng điện thoại trong công sở mà bạn cần lưu ý.
>> 10 cách giúp bạn trở thành người chuyên nghiệp trong công việc
1. Đừng quá chú ý đến điện thoại
Nếu đặt điện thoại ở ngay trên bàn làm việc, bạn sẽ dễ bị chúng cám dỗ mỗi khi có tin nhắn hoặc thông báo từ các ứng dụng. Điều đó sẽ khiến bạn mất tập trung và làm gián đoạn công việc, chưa kể đến chuyện đang làm việc mà cứ táy máy bấm điện thoại cũng là một tác phong thiếu chuyên nghiệp. Sẽ thế nào nếu đồng nghiệp phàn nàn, nói xấu sau lưng vì bạn thường dùng điện thoại trong giờ làm việc? Sếp bạn cũng có thể bắt gặp hoặc check camera và thấy bạn không tập trung làm việc đấy. Một bí quyết nhỏ giúp bạn không quá chú ý đến điện thoại chính là hãy để chúng trong ngăn bàn, trong cặp,… ở những nơi mà bạn khó có thể nhìn thấy chúng. Từ đó, bạn sẽ không bị xao lãng bởi điện thoại nữa và sẽ tập trung làm việc hơn.
2. Tắt chuông, tắt thông báo
Để không làm phiền những người xung quanh khi có cuộc gọi đến, bạn cần để điện thoại ở chế độ rung trong giờ làm việc. Bạn có thể để điện thoại trong túi quần để có thể âm thầm biết được có cuộc gọi đến mà không làm ảnh hưởng đến các đồng nghiệp. Ngoài ra, để tránh bị các ứng dụng như Facebook, Messenger, Zalo, Instagram, Youtube,… làm phiền trong giờ làm việc thì bạn có thể chọn chế độ không nhận thông báo từ ứng dụng trong khi đang làm việc.
3. Chỉ dùng điện thoại trong các trường hợp cần thiết
Trong giờ làm việc, bạn chỉ nên dùng điện thoại trong các trường hợp thật sự cần thiết như liên lạc với khách hàng, đối tác hoặc có việc quan trọng cần trao đổi với người thân. Còn nếu như bạn muốn trò chuyện với gia đình, người yêu như một thói quen thường ngày thì hãy thực hiện vào giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc. Hãy khéo léo cho những người thân của mình biết rằng bạn rất vui khi trò chuyện với họ, nhưng trong giờ làm việc thì không tiện để trò chuyện.
>> 4 yếu tố cực kỳ quan trọng giúp nhân viên được sếp trọng dụng
4. Tìm một nơi riêng tư để gọi điện
Nếu có các trường hợp quan trọng cần gọi điện, bạn nên tìm một nơi riêng tư để tránh gây ồn ào, làm ảnh hưởng tới những người xung quanh. Đặc biệt, khi nội dung cuộc gọi là các vấn đề riêng tư, cần được bảo mật thì bạn càng không được ngồi ngay tại bàn làm việc để gọi điện.
5. Không dùng điện thoại trong cuộc họp
Trong giờ làm việc bạn có thể dùng điện thoại trong các trường hợp thật sự cần thiết. Còn trong cuộc họp bạn không nên dùng điện thoại, đặc biệt là trong các cuộc họp quan trọng với ban lãnh đạo, khách hàng, đối tác, trừ khi mục đích sử dụng có liên quan đến cuộc họp và được mọi người đồng ý. Sẽ không hay một chút nào nếu có ai đó phát hiện ra bạn dùng điện thoại để nhắn tin, bình luận, chơi game, check thông báo facebook trong khi đang họp. Hãy bỏ điện thoại sang một bên, hoặc tốt nhất là không mang điện thoại vào phòng họp, để bạn có thể tập trung toàn bộ tâm trí vào cuộc họp đó.
>> Phải làm gì khi mắc lỗi sai trong công việc?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.