Home Học tậpHọc hành, thi cử 5 Sai Lầm Khiến Tân Sinh Viên Học Hành Sa Sút Khi Lên Đại Học

5 Sai Lầm Khiến Tân Sinh Viên Học Hành Sa Sút Khi Lên Đại Học

by Hoàng Khôi Phạm
5 Sai Lầm Khiến Tân Sinh Viên Học Hành Sa Sút Khi Lên Đại Học

Cứ mỗi năm đến mùa khai giảng, thì rất nhiều tân sinh viên cùng băn khoăn rằng không biết môi trường đại học sẽ có những khác biệt gì so với hồi cấp 3, liệu mình có thể duy trì phong độ học tập như trước không? Nghe các anh chị khóa trên đồn rằng các môn học sẽ khó lắm, sẽ dễ bị rớt môn, điều này khiến sinh viên năm nhất cực kỳ hoang mang, lo lắng, và đó là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là 5 sai lầm khiến tân sinh viên học hành sa sút khi lên đại học:

>> Học hoài mà không thuộc bài thì phải làm sao?

1. Tân sinh viên có tâm lý nghỉ ngơi sau kỳ thi đại học

Thi đại học là một sự kiện cực kỳ trọng đại, ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các em, vì khi các em làm bài thi tốt, đạt điểm cao, thì sẽ gia tăng cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành, đúng trường đại học mà mình mong muốn. Ngược lại, nếu không cố gắng ôn tập đàng hoàng, dẫn tới việc đạt kết quả kém khi thi đại học, thì sẽ kéo theo nhiều hậu quả khôn lường. Chính vì thế, ôn thi đại học thật sự là một khoảng thời gian cực kỳ mệt mỏi, nhiều bạn đã phải cố gắng học ngày học đêm, ăn uống vội vàng để kịp giờ học, đi ngủ cũng mơ thấy chuyện học hành.

Vậy nên sau khi vượt qua kỳ thi đại học, nhận tin trúng tuyển vào đúng ngành, đúng nguyện vọng, đúng trường mà mình mong muốn, thì tân sinh viên thường có tâm lý muốn nghỉ ngơi, tự thưởng cho mình quyền được tạm thời lơ là việc học, nhất là trong học kỳ đầu tiên ở đại học. Chính sai lầm này đã khiến tân sinh viên không nắm vững các kiến thức nền tảng, càng học lên cao càng không hiểu, dẫn tới kết quả học hành sa sút, thậm chí nhiều sinh viên hồi cấp 3 có học lực khá giỏi, vậy mà lên năm nhất đại học lại bị điểm kém, dưới trung bình, có bạn còn bị rớt môn…

2. Tân sinh viên chủ quan rằng môn đại cương dễ lấy điểm

Nghe đồn năm nhất đại học thường sẽ chưa học thẳng vào chuyên ngành ngay, thay vào đó, tân sinh viên sẽ học trước một số môn đại cương, tức là các môn học chung, cung cấp một số kiến thức tổng quan cơ bản của tất cả ngành học. Rồi các em cũng nghe đồn rằng các môn đại cương sẽ dễ lấy điểm hơn, chứ  không quá phức tạp như các môn chuyên ngành sau này, chính vì thế, một bộ phận tân sinh viên đã mang tâm lý chủ quan, thiếu tập trung, thiếu nghiêm túc, vừa học vừa chơi khi mới lên đại học. Đây là một sai lầm tai hại khiến tân sinh viên học hành sa sút, vì thực tế mặc dù môn đại cương có phần dễ hơn môn chuyên ngành, nhưng nó sẽ vẫn khó hơn các môn học hồi cấp 2, cấp 3, thậm chí đa phần các môn đại cương đều là những môn học mới toanh mà các em chưa từng tiếp xúc trước đây, nếu mang tâm lý chủ quan, thì hoàn toàn có thể bị hổng kiến thức, không hiểu bài và ngày càng học hành sa sút, mang về kết quả điểm số kém.

>> Danh sách môn đại cương bao gồm những môn học nào?

3. Không tập trung nghe giảng nên học hành sa sút

Nếu như hồi cấp 2, cấp 3, các em chủ yếu học một cách thụ động, tức là thầy cô sẽ cực kỳ tận tình, giảng dạy kỹ từng chủ điểm kiến thức, thậm chí các nội dung quan trọng thường sẽ được giảng lại 2-3 lần, thì khi lên đại học sẽ khác, các bài giảng đa phần sẽ lướt qua rất nhanh, nếu như tân sinh viên không tập trung nghe giảng, thì sẽ rất dễ bỏ sót kiến thức, dẫn tới việc không hiểu bài. Đặc biệt, khi lên đại học, số lượng sinh viên trong mỗi lớp/giảng đường, thường sẽ rất đông, có khi lên tới hàng trăm bạn, điều này tạo điều kiện cho sinh viên thoải mái muốn làm gì thì làm, chẳng hạn như ăn vụng, tám chuyện, bấm điện thoại, chơi game, ngủ gục,… dẫn tới việc không tập trung nghe giảng, bị mất kiến thức. Đây là một sai lầm chung của không ít tân sinh viên khiến các em học hành sa sút và phải đối mặt với rủi ro điểm kém, rớt môn.

4. Không biết cân đối thời gian học tập và sinh hoạt CLB

Khi lên đại học, tân sinh viên sẽ bị choáng ngợp trong một môi trường năng động hơn hẳn so với cấp 3, với hàng chục CLB/Đội/Nhóm khác nhau, các em có thể thoả sức lựa chọn và tham gia vào CLB mà mình yêu thích và thấy phù hợp với bản thân. Khi đó, sinh viên năm nhất sẽ dễ bị cuốn vào những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn trong CLB mà mình đang tham gia, rồi tự cảm thấy điều đó rất thú vị, vừa làm quen được nhiều bạn bè, vừa có nhiều trải nghiệm vui, vừa tự học hỏi, trau dồi thêm nhiều điều hữu ích cho bản thân. Tuy nhiên, nếu không biết cân đối thời gian học tập và sinh hoạt CLB sao cho hợp lý, cụ thể hơn là dành quá nhiều thời gian tham gia CLB rồi lơ là việc học, thì khả năng cao rằng tân sinh viên sẽ có kết quả học không tốt, khiến việc học hành bị sa sút, đạt điểm số không như mong đợi.

>> Sinh viên có nên tham gia CLB ở đại học không?

5. Tân sinh viên mải mê đi làm thêm nên học hành sa sút

Bên cạnh việc tham gia CLB, thì chuyện đi làm thêm cũng có khả năng sẽ chiếm quá nhiều thời gian của tân sinh viên, nếu không biết cách kiểm soát cho hợp lý, thì các em sẽ có kết quả học hành sa sút. Khi mới bắt đầu đi làm thêm, nhận tiền lương tháng đầu tiên, đồng tiền do chính sức lao động của mình làm ra, cảm giác nó sẽ rất đặc biệt, vừa vui vừa tự hào, và cảm giác kiếm tiền ấy có thể sẽ khiến sinh viên bị mê, đến nỗi cắm đầu cắm cổ đi làm thêm quá nhiều, có khi lịch đi làm còn nhiều hơn lịch học. Đây là một sai lầm tai hại mà tân sinh viên sẽ dễ mắc phải, và tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập của các em, đừng để bản thân học hành sa sút vì quá mải mê đi làm thêm nhé!

Trên đây là 5 sai lầm thường gặp khiến tân sinh viên học hành sa sút khi lên đại học. Nếu nhận ra bản thân mình đang mắc phải một trong số những điều này, thì các em cần ngay lập tức có biện pháp khắc phục, đừng để chúng trở thành rào cản và tác động xấu tới kết quả học tập của mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên lên đại học có nhất thiết phải đi làm thêm không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích