Home Học tậpHọc hành, thi cử Sinh Viên Chủ Quan Khi Làm Bài Thi Học Kỳ Và Cái Kết Đắng

Sinh Viên Chủ Quan Khi Làm Bài Thi Học Kỳ Và Cái Kết Đắng

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Chủ Quan Khi Làm Bài Thi Học Kỳ Và Cái Kết Đắng

Người ta thường hay nói rằng “học tài thi phận” và đến thời điểm hiện tại thì câu nói này vẫn đúng, vẫn diễn tả chính xác thực trạng sinh viên dù nắm vững kiến thức, ôn bài đầy đủ nhưng kết quả thi cử lại không như mong muốn, bị điểm kém một cách đáng tiếc. Nguyên nhân chính là vì sinh viên chưa thật sự tập trung, chủ quan khi làm bài thi học kỳ, làm bài xong không chịu dò lại, nên phải đối mặt với cái kết đắng…

>> Đau đầu vì điểm kém – Sinh viên phải làm sao để học giỏi hơn?

Thi học kỳ quan trọng như thế nào với sinh viên?

Ở đại học, điểm thi học kỳ thường sẽ chiếm 50% – 70% điểm tổng kết môn học, chính vì thế, nó sẽ quyết định rất lớn đến điểm trung bình tích luỹ, và quyết định cả việc sinh viên đậu hay rớt môn. Nếu điểm thi cuối kỳ cao, thì nó sẽ kéo điểm môn học của các em lên, còn nếu bị điểm thấp, thì sẽ kéo điểm môn học xuống thấp, thậm chí có thể xuống dưới trung bình. Chẳng hạn, nếu điểm thi học kỳ chiếm 70%, và các em đạt 10 điểm, trong khi điểm quá trình mình chỉ có 5 điểm, thì tổng kết chung của môn học vẫn được 10*70% + 5*30% = 8.5 , vẫn đạt mức điểm giỏi.

Ngược lại, nếu thi cuối kỳ chỉ được 4 điểm, trong khi điểm quá trình được 8, thì tổng kết chung của môn học chỉ đạt 4*70% + 8*30% = 5.2 , đạt mức trung bình, thậm chí xém nữa bị rớt môn. Đây là rủi ro mà sinh viên hoàn toàn có thể phải đối mặt khi chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của thi học kỳ và có tâm lý chủ quan khi làm bài thi học kỳ.

Tuy điểm kém nhưng nắm vững kiến thức thì có ổn không?

Một số sinh viên có quan điểm rằng tuy bị điểm kém, thi học kỳ điểm thấp, nhưng mình nắm vững kiến thức thì vẫn ổn, chẳng sao cả, vì ra trường đi làm người ta quan trọng kiến thức chuyên môn, chứ không xoáy vào việc mình đạt học lực gì, điểm trung bình bao nhiêu, có nhiều điểm 10 không… Chuyện ra trường đi làm quan trọng kiến thức chuyên môn hơn điểm số là điều chính xác, nhưng các em không nên lấy lý do đó để cổ suý, bao biện cho hành vi lơ là việc học, không tập trung nghe giảng, lười ôn bài, chủ quan khi làm bài thi cuối kỳ. Đâu ai bắt sinh viên chỉ được chọn 1 trong 2, chọn điểm số hoặc kiến thức, thay vào đó, tại sao các em không cố gắng, nỗ lực để mình đạt được cả 2, vừa học giỏi, vừa đạt điểm cao, vừa nắm vững kiến thức chuyên ngành, chuyên môn. Khi làm được điều này thì các em sẽ trở thành ứng viên nổi trội khi ra trường xin việc, giúp làm đẹp CV và tăng sự tự tin khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

>> Sinh viên học càng nhiều thì cơ hội thành công càng lớn?

Sinh viên chủ quan khi làm bài thi học kỳ và cái kết đắng

Mặc dù bất kỳ sinh viên nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học, biết rằng mình nên cố gắng để vừa nắm vững kiến thức, vừa hoàn thành tốt các bài kiểm tra, bài thi, nhưng trên thực tế, việc sinh viên chủ quan khi làm bài thi học kỳ vẫn đang là một thực trạng khá phổ biến. Tất nhiên, chính sự chủ quan đó sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường, dẫn tới cái kết đắng mà sinh viên không hề mong muốn, và chính các em sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều đó.

Đầu tiên, chủ quan khi làm bài thi học kỳ sẽ khiến các em dễ mắc phải những sai sót, như hiểu sai ý đề bài, dẫn tới làm bài lạc đề, sai hoàn toàn từ cách giải cho tới đáp án, hoặc đọc đề bị thiếu nên làm bài bị sót, hoặc biết cách làm, nhưng chọn nhầm đáp án/quên tô đáp án khi thi trắc nghiệm, xong cũng không chịu dò lại vào cuối buổi, rồi bị điểm kém một cách cực kỳ đáng tiếc. Tiếp theo, chủ quan khi làm bài thi học kỳ sẽ khiến sinh viên tự dằn vặt, tự trách bản thân rằng vì sao mình lại cẩu thả như thế, biết cách làm, nắm kiến thức mà lại để bị điểm kém, thua xa bạn bè cùng nhóm. Cuối cùng, nếu chủ quan khi làm bài thi dẫn tới việc rớt môn, thì sinh viên lại phải mất công, mất thời gian, mất tiền để học lại môn đó một cách cực kỳ nhàm chán và uất ức, vì những kiến thức đó mình đã nắm rõ, đã hiểu hết, đã từng học rồi, mà giờ phải ngồi học lại từ đầu…

Làm thế nào để sinh viên đạt điểm cao khi làm bài thi?

Để tránh việc phải đối mặt với những cái kết đắng nêu trên, thì sinh viên nhất định không được chủ quan khi làm bài thi, phải thật nỗ lực để có thể đạt điểm cao khi thi cuối kỳ. Đầu tiên, các em phải chuẩn bị hành trang kiến thức thật kỹ lưỡng, chăm chỉ làm bài tập, ôn tập đầy đủ các nội dung trước kỳ thi, đảm bảo mình nắm vững các kiến thức trọng điểm, tránh việc học vẹt, học tủ. Tiếp theo, các em  nên dành thời gian để giải lại các đề thi cũ của những năm trước, hoặc các đề thi tham khảo mà thầy cô cung cấp, rồi từ những câu mình làm sai, hãy đọc lại bài để nắm vững kiến thức hơn, hiểu đúng nội dung môn học hơn, thành thạo cách làm bài hơn. Cuối cùng, hãy bước vào phòng thi với một tâm lý thoải mái, cẩn thận đọc kỹ đề trước khi làm bài, đảm bảo mình đã hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ những nội dung mà đề bài yêu cầu, rồi làm bài một cách kỹ lưỡng, tránh để xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Khi gần hết giờ làm bài, hãy dành thời gian để dò lại toàn bộ bài làm, để kịp thời phát hiện và khắc phục những lỗi sai không đáng có. Sau khi đảm bảo được những điều trên, thì khả năng cao rằng sinh viên sẽ đạt điểm cao khi thi cuối kỳ, mang về con điểm tốt mà các em mong muốn.

Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ tác hại khôn lường của việc chủ quan khi làm bài thi học kỳ, đồng thời, gợi ý giải pháp giúp các em làm bài thi được điểm cao. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên trầm cảm vì kết quả học tập kém thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích