Home Hành trang vào đời Thái Độ Hơn Trình Độ Nghĩa Là Gì, Có Đúng Thực Tế Không?

Thái Độ Hơn Trình Độ Nghĩa Là Gì, Có Đúng Thực Tế Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Thái Độ Hơn Trình Độ Nghĩa Là Gì, Có Đúng Thực Tế Không?

Khi đi làm và trong cuộc sống, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp một số câu nói có vẻ đạo lý, nhưng thật ra điều đó đã được đúc kết từ rất lâu, được kiểm chứng và lưu truyền cho tới tận ngày nay. Một trong số những câu nói đó chính là “thái độ hơn trình độ”, vậy câu ấy có nghĩa là gì, có đúng với thực tế không? Nếu lỡ bị chỉ trích rằng mình có thái độ chưa tốt, thì bạn phải làm sao để điều chỉnh lại để tránh bị người khác soi xét?

>> 4 tác hại khôn lường khi bạn tự đánh giá bản thân quá cao

Thái độ hơn trình độ nghĩa là gì?

Thái độ hơn trình độ là một câu nói dùng để ám chỉ những người có trình độ, có năng lực làm việc tốt, nhưng thái độ làm việc lại khá kỳ, thiếu hợp tác, hoặc thường làm việc theo cảm tính. Đồng thời, câu nói này cũng được dùng để khuyên mọi người rằng dù biết rằng mình giỏi, mình có năng lực chuyên môn tốt, nhưng cũng đừng vì thế mà tự cao, xem thường người khác, có thái độ lồi lõm khi cư xử với mọi người xung quanh, vì từ xưa đến nay thì mọi người vẫn đánh giá thái độ cao hơn trình độ, người có năng lực tốt nhưng thái độ chưa tốt thường sẽ tạo ấn tượng xấu, khó lòng được cấp trên trọng dụng, thay vào đó, họ sẽ lựa chọn giao trọng trách cho những ai dung hoà được cả 2 tiêu chí ấy.

Thái độ hơn trình độ có đúng với thực tế không?

Thái độ hơn trình độ là một quan điểm đã có từ lâu, trải qua nhiều năm với rất nhiều thay đổi trong thực tế, thì liệu câu nói ấy có còn chính xác không, có đúng với thực tế hiện nay không? Thật ra, từ xưa tới nay, khi đánh giá bất kỳ ai trong công việc và trong đời sống, thì vẫn có tiêu chí thái độ đi song song với trình độ, tức là nếu bạn có trình độ cao, năng lực tốt, nhưng thái độ lại kỳ cục, thì sẽ bị mọi người đánh giá là chưa tốt, không ổn. Thậm chí khi so sánh bạn với một người có năng lực thấp hơn, nhưng thái độ tốt hơn, thì họ sẽ vẫn chọn người kia để yên tâm hơn.

>> Việc hôm nay chớ để ngày mai – Bí quyết thành công mà bạn nên nhớ!

Năng lực làm việc tốt nhưng thái độ lồi lõm thì sao?

Khi bước vào công ty làm việc, bạn có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, vững kiến thức, có khả năng tự hoàn thành tốt công việc một cách độc lập, nhưng lại có thái độ lồi lõm với đồng nghiệp, không phối hợp với mọi người khi teamwork, thì cấp trên sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn. Thậm chí, người có trình độ không bằng bạn, nhưng có thái độ tốt hơn, sẽ vẫn được cấp trên tin tưởng hơn, có khả năng thăng tiến cao hơn, vì họ cho rằng năng lực chưa tốt, kiến thức còn thiếu sót thì vẫn có thể đào tạo được, vẫn có thể học hỏi, trau dồi để tiến bộ và hoàn hảo hơn trong tương lai. Còn thái độ chưa tốt thì sẽ khó lòng thay đổi, vì vốn dĩ nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức, gần như đã trở thành bản chất, bản tính của một con người, nếu họ không thừa nhận, không cố gắng thay đổi thì sẽ mãi mãi như thế. Và làm việc với một thái độ lồi lõm thì sẽ khó lòng teamwork, dễ xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp, gây náo loạn trong công ty, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho công việc. Về lâu dài, những người năng lực làm việc tốt nhưng thái độ lồi lõm, thì sẽ sớm bị đào thải khỏi công ty, bị loại khỏi thị trường lao động.

Cách điều chỉnh lại thái độ, tránh bị người khác soi xét

Lúc này, chắc hẳn rằng bạn đã thấm thía ý nghĩa của câu nói “thái độ hơn trình độ”, tất nhiên, bạn sẽ không muốn ai dùng câu đó để ám chỉ mình, và càng không muốn điều đó cản trở sự nghiệp, kiềm hãm cơ hội thăng tiến của bản thân, chính vì thế, nếu đang có thái độ chưa tốt, thì bạn cần nhanh chóng điều chỉnh lại, tránh để mình tiếp tục bị người khác soi xét, đánh giá xấu trong tương lai. Đầu tiên, bạn cần dành thời gian yên tĩnh một mình, tự nhìn lại bản thân xem mình đang có những điểm nào chưa tốt trong cách hành xử, lời nói, thái độ với mọi người xung quanh, hãy liệt kê càng cụ thể càng tốt, cố gắng nhớ lại xem mọi người hay phàn nàn, hay chê bai thái độ của bạn như thế nào, và hãy thẳng thắn nhìn nhận chúng để còn biết đường mà khắc phục. Sau khi đã điểm mặt những điều chưa tốt về thái độ của bản thân, thì bạn cần lên kế hoạch để dần khắc phục lần lượt từng điều, cần cố gắng, quyết tâm trong một thời gian dài để dần thay đổi, chứ không thể bắt ép bản thân thay đổi ngay tức khắc được, vì vốn dĩ những điều đó đã trở thành thói quen, nên cần thời gian để khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng cần có góc nhìn thực tế, rằng mình cần phải lần lượt khắc phục từng điểm, chứ không thể cùng lúc thay đổi toàn bộ. Chỉ cần bạn có quyết tâm, thắng thắn thừa nhận khuyết điểm và sẵn lòng khắc phục, thì sớm muộn gì bạn cũng làm được, sẽ trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình, vừa có trình độ giỏi, vừa có thái độ tốt hơn.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thái độ hơn trình độ nghĩa là gì, có đúng thưc tế không, đồng thời, gợi ý cách giúp bạn điều chỉnh lại thái độ để tránh bị người khác soi xét. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Ham chơi hơn ham học sẽ huỷ hoại tương lai bạn thế nào?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích