Home Hỏi đáp nhanh Đi Học Và Đi Làm – Cái Nào Bận Hơn, Áp Lực Hơn?

Đi Học Và Đi Làm – Cái Nào Bận Hơn, Áp Lực Hơn?

by Hoàng Khôi Phạm
Đi Học Và Đi Làm - Cái Nào Bận Hơn, Áp Lực Hơn?

Khi còn là học sinh/sinh viên, các em thường có suy nghĩ rằng đi học quá mệt mỏi, quá vất vả, và thấy rằng mình luôn trong trạng thái bận rộn, sấp mặt với đống bài vở, đi học thêm, rồi còn phải mất thời gian để họp nhóm thuyết trình/tiểu luận… Một số bạn còn mạnh dạn so sánh và kết luận rằng đi học bận hơn, áp lực hơn khi đi làm, rồi mong rằng mình sẽ sớm kết thúc “gánh nặng”, sẽ mau chóng tốt nghiệp ra trường đi làm để dễ thở hơn. Nhưng liệu quan điểm đó có chính xác không? Đi học và đi làm – Cái nào bận hơn, áp lực hơn?

>> Ra trường đi làm bị ma cũ bắt nạt ma mới thì phải làm sao?

Đi học và đi làm – Cái nào bận hơn?

Để trả lời chính xác câu hỏi “Đi học và đi làm, cái nào bận hơn?”, thì bạn cần xác định được quỹ thời gian mỗi ngày mình dành cho những việc ấy. Chẳng hạn như nếu học sinh/sinh viên mỗi ngày phải dành tận 10 tiếng để đi học/ôn bài/làm bài tập, trong khi một người đi làm nào đó, chỉ cần dành 8 tiếng/ngày để đi làm, hết giờ thì được tự do, không dính dáng gì tới công việc nữa, thì có thể kết luận rằng đi học bận hơn đi làm, nhưng chỉ là với các trường hợp cụ thể như trên thôi, chứ không thể quy chụp rằng đi học sẽ luôn luôn bận hơn đi làm. Vì chỉ cần chọn chủ thể khác đi thì kết quả cũng sẽ khác, tức là trong trường hợp học sinh/sinh viên chỉ dành có 6 tiếng/ngày để học tập, nhưng có một người đi làm nào đó phải bận rộn làm việc suốt cả 10 tiếng/ngày, tính chất công việc thường phát sinh nhiệm vụ đột xuất, thường phải làm việc ngoài giờ, thì lúc này đi làm lại bận hơn đi học. Tóm lại, cả đi học và đi làm đều bận rộn, và nhiệm vụ của mỗi người là phải tập trung cao độ, nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Học sinh/sinh viên phải cố gắng chăm chỉ học tốt, còn người đi làm cũng phải luôn nỗ lực, quyết tâm hoàn thành công việc với kết quả tốt, đúng deadline, đúng yêu cầu.

Đi học và đi làm – Cái nào áp lực hơn?

Câu hỏi tiếp theo “Đi học và đi làm, cái nào áp lực hơn?”, lúc này, tuỳ từng đối tượng sẽ có quan điểm khác nhau. Những bạn học sinh/sinh viên thì khăng khăng cho rằng đi học sẽ áp lực hơn, mệt mỏi hơn. Còn những người đã ra trường đi làm thì có quan điểm ngược lại, rằng đi làm áp lực hơn nhiều so với khi đi học. Mỗi nhóm sẽ có những quan điểm, luận điểm riêng, để chứng minh rằng mình đang phải đối diện với rất nhiều áp lực. Thật ra, đi học và đi làm đều áp lực, mỗi cái đều có những áp lực riêng, và thậm chí cả học sinh/sinh viên hay người đi làm thì cũng sẽ có những lúc phải đối mặt với những áp lực rất lớn. Chẳng hạn như học sinh cuối cấp/sinh viên năm cuối, các em phải cực kỳ đau đầu về chuyện thi cử, điểm số, điểm trung bình tổng kết cuối cấp, xếp loại tốt nghiệp đại học,… thật sự sẽ rất áp lực nếu các em đang có kết quả chưa tốt, không mấy khả quan. Đồng thời, người đi làm khi đối mặt với khối lượng công việc lớn, phức tạp, deadline gấp rút, hoặc đang trong diện được cấp trên “theo dõi đặc biệt”, thì cũng sẽ cực kỳ áp lực, mệt mỏi vì rất nhiều áp lực đang đè nặng trên vai.

Ai cũng có những áp lực riêng, nhưng nhìn chung và đánh giá một cách khách quan, thì đi làm thật sự sẽ áp lực hơn so với khi đi học. Nếu các bạn học sinh/sinh viên chưa tin vào điều này, hãy chờ tới khi mình ra trường đi làm thì sẽ hiểu.

>> 6 điều sinh viên mới ra trường đi làm cần lưu ý

Đi làm có sướng hơn, thoải mái hơn đi học không?

Sau khi giải đáp rằng đi học và đi làm, cái nào bận hơn, áp lực hơn, thì một bộ phận học sinh/sinh viên vẫn khăng khăng cho rằng sau này đi làm sẽ sướng hơn, thoải mái hơn đi học. Vậy liệu quan điểm ấy có chính xác không? Thật ra, một số học sinh/sinh viên quan sát và thấy rằng khi đi làm thì mình sẽ được mặc trang phục tự do, mỗi ngày đi làm cũng không sợ bị kiểm tra/khảo bài, cũng chẳng phải động não để học tập, tiếp thu những kiến thức mới, mà chỉ cần làm đi làm lại một số công việc quen thuộc, làm xong sớm thì được nghỉ sớm, nên cho rằng đi làm sẽ sướng hơn, thoải mái hơn đi học. Thật ra, điều các em nhìn thấy chỉ là bề nổi của tảng băng, đồng ý rằng đó là chuyện có thật trong thực tế, nhưng nó chưa phản ánh hoàn toàn về những áp lực mà người đi làm phải đối mặt mỗi ngày. Các em sẽ không biết được rằng khi bước chân vào công ty, người đi làm sẽ phải đảm nhiệm khối lượng công việc ra sao, mức độ phức tạp thế nào, áp lực về KPI, deadline kinh khủng ra sao, rồi lỡ làm việc mà chưa kịp tiến độ, không đạt KPI, trễ deadline sẽ phải đối mặt với những gì… Không phải tự dưng mà mình phải đi học trước, để vững vàng kiến thức, hoàn thiện năng lực, rồi mới ra trường đi làm đâu, vì thật sự đi làm là một level cao hơn nhiều so với đi học, tức là những nhiệm vụ và áp lực, trách nhiệm cũng sẽ đè nặng trên vai hơn…

>> Đi làm lâu năm mà không phát triển bản thân thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích