Kết quả làm việc là điều mà hầu như tất cả người đi làm đều quan tâm, đều muốn mình hoàn thành công việc với hiệu suất tốt nhất, đạt KPI, đúng deadline. Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động tới kết quả công việc, chẳng hạn như kiến thức chuyên ngành, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng mềm liên quan tới công việc. Bên cạnh đó, cũng có một số người đặt dấu chấm hỏi rằng liệu thái độ có quyết định kết quả làm việc không?
>> Có nên nhận công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro không?
Thái độ làm việc là gì?
Thái độ làm việc là cách bạn thể hiện ra bên ngoài khi làm việc, bao gồm lời nói, cử chỉ, hành động, sự nỗ lực, tập trung và mức độ lưu tâm tới công việc. Thái độ làm việc thường được đánh giá và chia thành 2 loại, tốt và không tốt. Nếu bạn làm việc với một thái độ tốt, thì sẽ tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, đạt đúng tiêu chuẩn như mong đợi, ngược lại, nếu bạn có thái độ làm việc lồi lõm, không tốt, không chú tâm khi làm việc, thì hoàn toàn có thể đối mặt với những rủi ro trong công việc, và sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp, cấp trên, nhất là khi bạn là nhân viên mới vào công ty.
Những biểu hiện của thái độ làm việc không tốt
Trước khi giải đáp vấn đề thái độ có quyết định kết quả làm việc không, thì chúng ta sẽ cùng điểm qua một số biểu hiện thường gặp của người có thái độ làm việc không tốt:
- Không tập trung khi làm việc, thờ ơ, không chú tâm thực hiện những việc được giao;
- Thường xuyên làm việc riêng, vừa làm vừa chơi, bấm điện thoại, lướt mạng xã hội, tám chuyện;
- Không quan tâm tới chất lượng công việc, mà chỉ làm đại khái cho xong việc;
- Không quan tâm tới deadline, làm việc mà cứ dung dăng dung dẻ, khi nào xong thì xong;
- Không có tinh thần trách nhiệm khi làm việc để xảy ra sai sót, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;
- Khi được đồng nghiệp, cấp trên nhắc nhở, thì cứ trơ trơ ra, hoặc thay đổi được vài ngày lại đâu vào đấy;
- Thể hiện thái độ ra mặt với những người mình không thích trong công ty, khiến nội bộ lục đục, xích mích;
- Thường có góc nhìn phiến diện, tiêu cực, tự làm trầm trọng hoá những việc nhỏ, gây náo loạn công ty;
- Nếu làm việc với khách hàng, đối tác, thường sẽ có thái độ kỳ cục, thiếu lịch sự, thiếu chuyên nghiệp, hoặc hời hợt trong giao tiếp, khiến khách hàng, đối tác có ấn tượng không tốt.
Bên cạnh các biểu hiện trên, thì trong thực tế, bạn có thể sẽ bắt gặp thêm nhiều biểu hiện khác của người có thái độ làm việc không tốt, và tất nhiên, đa số mọi người sẽ cảm thấy khó chịu với những điều đó, tự dưng đi làm mà lại phải đối mặt với một đồng nghiệp có thái độ kỳ cục. Vậy thái độ có quyết định kết quả làm việc không?
>> Không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi thì phải làm sao?
Thái độ có quyết định kết quả làm việc không?
Đầu tiên, chắc hẳn ai cũng thấy rõ rằng nếu đi làm với thái độ không tốt, thì sẽ tạo ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp xung quanh, nhất là khi mọi người ai cũng làm việc nghiêm túc, tập trung cho công việc, đầu tắt mặt tối với deadline, vậy mà tự dưng lại có một người đang nhởn nhơ, làm việc với thái độ hời hợt, thiếu nghiêm túc, thiếu trách nhiệm. Khi có ấn tượng xấu như thế, thì mọi người sẽ không muốn tiếp xúc, và lỡ sau này có việc gì cần nhờ hỗ trợ, thì khả năng cao đồng nghiệp cũng sẽ từ chối, hoặc nhận lời nhưng cũng không thiết tha lắm, làm đại khái thôi, và tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả làm việc. Điều này kéo dài sẽ khiến không khí làm việc trở nên căng thẳng, nặng nề, nhiều khi đi làm mà như bị tách biệt với mọi người xung quanh, vì lý do mình có thái độ không tốt trong công việc.
Tiếp theo, khi có thái độ làm việc không tốt, chẳng hạn như thiếu tập trung, thường làm việc riêng, để xảy ra sai sót trong công việc, thì tất nhiên điều này sẽ kéo chất lượng công việc đi xuống, ảnh hưởng xấu tới kết quả làm việc. Trong thực tế, hầu như những ai có thái độ không tốt trong công việc, đều mang lại kết quả rất tệ, vừa không đạt KPI, vừa trễ deadline, và điều này kéo dài sẽ dẫn tới chuyện bị công ty sa thải, đuổi việc.
Làm sao để duy trì thái độ làm việc tốt?
Thái độ làm việc không tốt vừa ảnh hưởng xấu tới kết quả làm việc, vừa tiềm ẩn rủi ro bị sa thải, đuổi việc, đây chắc hẳn là viễn cảnh mà chẳng ai mong muốn. Ai cũng có lòng tự trọng riêng, làm gì có chuyện mình muốn đi làm mà bị mọi người đánh giá, rồi liên tục bị sa thải vì thái độ không tốt. Vậy thì làm sao để duy trì thái độ làm việc tốt hơn?
Đầu tiên, bạn phải có sự tập trung cho công việc, tức là mình phải nghiêm túc hơn, không được vừa làm vừa chơi, càng không được làm việc riêng quá nhiều trong giờ làm việc. Tiếp theo, bạn phải quan tâm nhiều hơn tới chất lượng công việc, mình không làm thì thôi, chứ một khi đã làm thì hãy cố gắng để đạt hiệu quả tốt nhất, và cần lưu ý đúng tiến độ, đúng deadline. Bên cạnh đó, nếu lỡ để xảy ra sai sót trong công việc, thì bạn phải tự nhìn lại mình, và nhận trách nhiệm, tự đưa ra biện pháp xử lý và khắc phục, chứ không nên đùng đùng đổ lỗi này kia. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý điều tiết lại thái độ, cách giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp trong công ty, cố gắng hoà đồng hơn, giao tiếp khéo léo, lịch sự hơn, tránh để mọi người đánh giá rằng mình là người có thái độ lồi lõm, kỳ cục, không hoã nhã với đồng nghiệp.
Tóm lại, để duy trì thái độ làm việc tốt là một điều không quá khó, đây là việc mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, kể cả những bạn sinh viên mới ra trường đi làm, điều quan trọng là bạn có thật sự muốn thay đổi để thái độ làm việc của mình trở nên tích cực hơn không? Nếu muốn, thì bạn chắc chắn sẽ sớm điều chỉnh được. Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thái độ làm việc là gì, có quyết định kết quả làm việc không, và làm sao để duy trì thái độ làm việc tốt? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn nâng cao kết quả công việc và lấy lại thiện cảm trong mắt đồng nghiệp.
>> Kỷ luật, nội quy công ty có giúp nhân viên làm việc tốt hơn?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.