Home Học tậpHọc hành, thi cử Cách Vượt Qua Tiết Học Buổi Sáng Thuận Lợi Và Hiệu Quả

Cách Vượt Qua Tiết Học Buổi Sáng Thuận Lợi Và Hiệu Quả

by Hoàng Khôi Phạm
Cách Vượt Qua Tiết Học Buổi Sáng Thuận Lợi Và Hiệu Quả

Uể oải, buồn ngủ vào các tiết học buổi sáng chính là thực trạng khá phổ biến hiện nay của sinh viên đại học. Thông thường, các tiết học buổi sáng thường sẽ bắt đầu vào 7h, hoặc 6h45, đòi hỏi sinh viên phải thức dậy từ tận 5h30 – 6h, để kịp chuẩn bị, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và di chuyển đến trường kịp giờ. Chính điều này đã khiến không ít sinh viên cảm thấy mệt mỏi, ngái ngủ, ngủ gật trong giờ học, vào lớp ngồi nhưng lại mơ màng, không tập trung nghe giảng, vừa mệt người, vừa chẳng tiếp thu được kiến thức. Đây là 5 cách giúp sinh viên vượt qua tiết học buổi sáng thuận lợi và hiệu quả:

>> Đại học vào học lúc mấy giờ, sinh viên có được chọn buổi học không?

1. Ngủ đủ giấc để tránh buồn ngủ vào tiết học buổi sáng

Giải pháp đầu tiên giúp sinh viên vượt qua tiết học buổi sáng một cách thuận lợi chính là hãy đảm bảo mình ngủ đủ giấc, tránh trường hợp thiếu ngủ sẽ dẫn tới ngái ngủ, hoặc ngủ gục, mất tập trung trong giờ học. Thông thường, ở độ tuổi thanh thiếu niên, các em cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày, có thể tập trung toàn bộ vào buổi tối, hoặc tách ra buổi tối 7 tiếng, buổi trưa ngủ 1 tiếng, miễn sao đủ giấc thì các em sẽ tỉnh táo hơn, thoải mái hơn và tập trung nghe giảng hơn vào các tiết học buổi sáng, giúp mình đảm bảo hiệu quả học tập cao hơn. Từng sinh viên phải phân bổ thời gian ngủ sao cho hợp lý, tránh trường hợp ham học, hoặc ham chơi quá mức, rồi tự cắt bớt thời gian ngủ của mình, ảnh hưởng xấu tới tiết học buổi sáng.

2. Không thức khuya để hạn chế nguy cơ dậy trễ, đi học trễ

Tiếp theo, để vượt qua tiết học buổi sáng thuận lợi và hiệu quả, thì sinh viên hãy nghiêm khắc hơn với bản thân, không được thức quá khuya, vì điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ dậy trễ, đi học trễ, rồi bị mất kiến thức đầu buổi học, hoặc tệ hơn, có thể bị giảng viên điểm danh vắng mặt đầu giờ rồi trừ điểm, gây ấn tượng xấu trong mắt giảng viên. Thông thường, sinh viên sẽ có thói quen thức lướt Facebook, Tiktok, chơi game,… tới tận 12h khuya, thậm chí có bạn còn thức tới 1-2 giờ sáng, điều này vừa ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, vừa không đảm bảo chất lượng giấc ngủ, vừa khiến các em ngái ngủ trong tiết học buổi sáng hôm sau. Các em cần phải dần thay đổi điều này, điều chỉnh giờ ngủ lại sao cho khoa học hơn, tốt nhất là nên ngủ trước 10 tối, lâu lâu thức khuya hơn một tí cũng được, chứ đừng quá lạm dụng việc thức khuya, dù cho là thức để học bài, nhất là vào những hôm mình có tiết học vào buổi sáng sớm hôm sau.

>> Thói quen đi học trễ – Thoải mái ở hiện tại nhưng áp lực ở tương lai

3. Đặt 2-3 chuông báo thức liên tục, tránh trường hợp ngủ quên

Để thuận lợi vượt qua tiết học buổi sáng, thì có một điều hiển nhiên chính là các em phải đi học, chứ đừng để mình ngủ quên rồi lỡ mất cả buổi học. Một trong những giải pháp hữu hiệu chính là hãy đặt 2-3 chuông báo thức liên tục, cách nhau khoảng 5 phút, để nếu mình có lỡ tay tắt cái này, thì vẫn còn cái báo thức khác dự phòng, vậy là không lo sẽ ngủ quên. Tuy nhiên, sinh viên cần lưu ý rằng đây chỉ là giải pháp để chữa cháy, để mình an tâm rằng sẽ không ngủ quên, còn để mình đủ tỉnh táo, tập trung học, không ngủ gục trong tiết học buổi sáng, thì các em cần tuân thủ 2 điều phía trước.

4. Uống cafe để tỉnh táo hơn vào tiết học buổi sáng

Sinh viên thường có sở thích uống trà sữa, trà đào, trà chanh, nước ngọt giải khát, đó là điều hoàn toàn bình thường, vì các loại nước có vị ngọt sẽ kích thích vị giác nên dễ được các em yêu thích. Tuy nhiên, nếu sinh viên thay thế được các món nước ấy bằng môt ly cafe vào buổi sáng, thì sẽ giúp mình tỉnh táo hơn trong tiết học. Nếu cảm thấy cafe đen khó uống, có vị đắng không quen, thì các em có thể thay thế bằng cafe sữa. Hiện nay, cafe sữa tươi cũng đang là một thức uống hot trend, vừa ngon, vừa lạ miệng, vừa giúp sinh viên nạp năng lượng và tỉnh táo hơn khi vào tiết học buổi sáng.

>> Sinh viên học nhóm thế nào để cùng nhau tiến bộ?

5. Ăn sáng đầy đủ, nạp năng lượng để học hiệu quả hơn

Không ít sinh viên có thói quen nhịn ăn sáng, vì cho rằng điều này sẽ giúp mình tiết kiệm tiền, mỗi ngày cũng tiết kiệm được khoảng 20k, thì mỗi tháng tiết kiệm tận 600k tiền ăn sáng. Ngoài ra, điều này cũng giúp các em đỡ bị trễ giờ học, thay vì mỗi sáng mất tầm 10-15 phút để ăn sáng, có nguy cơ trễ giờ học, thì bây giờ bỏ luôn, khỏi ăn sáng, để tới trưa ăn 1 lần luôn cho tiện. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, đầu tiên, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, gây rối loại hệ tiêu hoá, rối loạn trao đổi chất, tiềm ẩn các nguy cơ mắc bệnh dạ dày, và có thể khiến sinh viên bị kiệt sức, ngất xỉu ngay trong tiết học buổi sáng. Bên cạnh đó, khi không ăn sáng, không nạp đủ năng lượng, có thể khiến sinh viên bị choáng, chóng mặt, khó lòng tập trung nghe giảng, dẫn tới việc không hiểu bài, bị mất kiến thức vào các tiết học buổi sáng. Chính vì thế, nếu đang có thói quen nhịn ăn sáng, thì sinh viên hãy nhanh chóng khắc phục, cố gắng ăn sáng, nạp năng lượng đầy đủ nhé.

Bài viết này đã đưa ra một số lời khuyên giúp sinh viên vượt qua tiết học buổi sáng một cách thuận lợi và hiệu quả, hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> 5 sai lầm khiến tân sinh viên học hành sa sút khi lên đại học

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích