Home Công việc Đi Làm Không Được Training, Đào Tạo Thì Phải Làm Sao?

Đi Làm Không Được Training, Đào Tạo Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Đi Làm Không Được Training, Đào Tạo Thì Phải Làm Sao?

Đi làm là cơ hội để chúng ta kiếm tiền, có thêm thu nhập, đồng thời, đó cũng là cơ hội để mình được học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển bản thân, nâng cao năng lực làm việc. Tuy nhiên, nếu đi làm một thời gian mà bạn thấy mình chẳng học hỏi được gì, hoặc cũng có học được, nhưng rất ít, hầu như công ty không có các buổi training, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên. Đó là một thiệt thòi lớn của bạn. Vậy đi làm không được training, đào tạo thì phải làm sao để đảm bảo quyền lợi cho mình? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp nhé!

>> Điều gì quan trọng nhất khi đi làm, bạn đã tập trung vào nó chưa?

Được training, đào tạo là quyền lợi khi đi làm

Khi làm việc ở bất kỳ công ty nào, bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hay cấp bậc nào, thì bạn cũng đều có quyền lợi liên quan tới chuyện đào tạo. Tức là bạn sẽ có quyền nhận được những kiến thức, nâng cao năng lực làm việc, phát triển bản thân thông qua quá trình làm việc thực tiễn, các buổi training, hướng dẫn, đào tạo liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ, cách làm việc, kiểm soát hiệu suất và báo cáo tiến độ công việc. Những gì bạn chưa biết, chưa rõ, hầu như sẽ được công ty training, hoặc có một đồng nghiệp nào đó trực tiếp hướng dẫn, giải đáp. Sau một thời gian làm việc, được tham gia các buổi training, đào tạo đều đặn, thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều, vừa mở rộng vốn kiến thức, vừa nâng cao năng lực làm việc của bản thân. Còn nếu đi làm mà không được training, chẳng được đào tạo gì hết, suốt ngày chỉ bị giao KPI, áp deadline rồi bắt bạn phải làm việc quần quật, thì đó thật sự là một điều thiệt thòi lớn.

Công ty thường training nhân viên những nội dung gì?

Trước khi giải đáp vấn đề đi làm không được training, đào tạo thì phải làm sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem công ty thường training nhân viên những nội dung gì? Tuỳ từng công ty, từng công việc khác nhau sẽ có các nội dung training riêng, nhưng thường sẽ xoay quanh các nội dung tổng quan sau:

  • Training, đào tạo chuyên môn cho nhân viên mới khi mới vào công ty nhận việc;
  • Training về sản phẩm, dịch vụ, quy mô, lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường;
  • Training cách sử dụng các công cụ làm việc công ty đang sử dụng để tối ưu hiệu suất làm việc;
  • Training định kỳ từng phòng ban khoảng 2 tuần/lần, tuỳ theo quy định từng công ty;
  • Trining cập nhật chuyên môn, kiến thức mới, giúp nhân viên củng cố chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Training, hướng dẫn về quy trình làm việc mới, những thay đổi trong quy trình, cách làm việc;
  • Training cách lập kế hoạch, follow, theo dõi tiến độ công việc và làm báo cáo chuyên nghiệp;
  • Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, chẳng hạn như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình;
  • Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao cho nhân viên trước khi giao một công việc phức tạp;
  • Đào tạo thêm các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu, đề xuất của nhân viên…

>> Cách xua tan mệt mỏi khi đi làm ngày thứ 2 đầu tuần

Mỗi tháng thường có bao nhiêu buổi training nhân viên?

Sau khi điểm qua các nội dung training, đào tạo thường gặp, thì bạn sẽ càng hiểu rõ hơn rằng vì sao mình lại bị thiệt thòi nếu đi làm không được training rồi đúng không? Đó không phải thiệt thòi bình thường, mà là thiệt thòi rất lớn, vì vốn dĩ nếu công ty có các buổi training, đào tạo thường xuyên, thì nhân viên sẽ được học hỏi, tiếp thu rất nhiều kiến thức hữu ích, giúp nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cơ hội hoàn thành tốt công việc và vượt qua những thử thách khó trong công việc. Vậy mà mình lại phải tự bơi, tự lực cánh sinh, không biết gì thì phải tự tìm hiểu chứ không được công ty training…

Thông thường, các công ty sẽ có khoảng 2 buổi training nhân viên mỗi tháng, riêng từng phòng ban tuỳ theo nhu cầu riêng, có thể sẽ phát sinh thêm 1-2 buổi training chuyên môn, nghiệp vụ/tháng. Ngoài ra, trong những đợt cải cách công ty, thay đổi quy trình làm việc, ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới, đánh vào phân khúc thị trường mới,… thì công ty có thể mở thêm các đợt training bổ sung để nhanh chóng cập nhật thông tin mới nhất cho toàn thể nhân viên. Tóm lại, nhân viên đi làm thường sẽ được training khoảng 4 lần/tháng, tất nhiên, con số này có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo từng công ty, nhưng chắc chắn rằng sẽ phải có training. Còn nếu đi làm không được training, đào tạo thì phải làm sao?

Đi làm không được training, đào tạo thì phải làm sao?

Khi đi làm không được training, đào tạo, trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân, và xử lý vấn đề từ chính những lý do ấy. Chẳng hạn như không training vì cho rằng bạn đã biết hết rồi, đã thành thạo công việc rồi, thì bạn hãy chủ động đề xuất với cấp trên rằng mình còn nhiều thiếu sót, cần đào tạo thêm về những nội dung nào, thì cấp trên sẽ training ngay. Hoặc không được training, đào tạo vì cấp trên quá bận rộn, thì bạn cũng có thể nói thẳng với HR rằng mình có nhu cầu được training khi đi làm, cho dù bận rộn thì cấp trên vẫn nên dành thời gian để đào tạo nhân viên.

Hoặc không tổ chức training vì cho rằng training nhiều quá cũng không cần thiết, nhân viên có thể tự học hỏi, đọc thêm sách vở, tài liệu chuyên ngành, tự học, tự cập nhật kiến thức, thì đó là một quan điểm không đúng đắn. Nếu HR và cả cấp trên của bạn đều đồng thuận với điều đó, nhìn xung quanh sang các phòng ban khác bạn cũng thấy tình huống tương tự, thì đích thực đây là một môi trường làm việc không quan tâm tới việc training, đào tạo nhân viên, đó là một bất lợi và thiệt thòi lớn khi bạn làm việc ở đây trong thời gian dài. Vậy lúc này, quyền quyết định sẽ phụ thuộc vào bạn, ở lại làm tiếp hay xin nghỉ để tìm kiếm một môi trường mới tốt hơn, bạn hãy cân nhắc kỹ và quyết định!

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng đi làm không được training, đào tạo thì phải làm sao để đảm bảo quyền lợi? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Đi làm lâu năm vẫn giậm chân tại chỗ thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích