Home Hành trang vào đời 5 Điều Sinh Viên Nên Nhanh Chóng Từ Bỏ Trước Khi Quá Muộn

5 Điều Sinh Viên Nên Nhanh Chóng Từ Bỏ Trước Khi Quá Muộn

by Hoàng Khôi Phạm
5 Điều Sinh Viên Nên Nhanh Chóng Từ Bỏ Trước Khi Quá Muộn

Ở lứa tuổi sinh viên, các em đã có phần chín chắn hơn trong suy nghĩ, so với thời học sinh, tuy nhiên, độ tuổi này chưa đủ để chững chạc như người trưởng thành, tức là có một số chuyện các em chưa phân biệt rõ được rằng nên hay không nên, tốt hay xấu, tiếp tục theo đuổi hay từ bỏ. Đừng để bản thân mông lung, có rủi ro đi chệch hướng như thế, dưới đây là 5 điều sinh viên nên nhanh chóng từ bỏ trước khi quá muộn:

>> Sinh viên lười biếng, ham chơi thì phải làm sao để thay đổi?

1. Sinh viên nên từ bỏ thói lường biếng

Lười biếng có thể khiến sinh viên cảm thấy thoải mái, đỡ mắc công phải cắm mặt vào sách vở suốt cả ngày, đang học mà muốn nghỉ ngơi, vui chơi, thì chỉ cần đẩy sự lười biếng lên trên, tự dưng các em sẽ có cái cớ để được relax. Tuy nhiên, đây chính là một quan điểm sai lầm, là một thói quen xấu sẽ huỷ hoại tương lai của các em, và chắc chắn rằng sinh viên nên nhanh chóng từ bỏ thói lười biếng trước khi quá muộn. Đầu tiên, lười biếng sẽ khiến sinh viên học hành sa sút, điểm kém, rớt môn và không nắm vững kiến thức chuyên ngành, đây đều là những hậu quả khôn lường mà chẳng ai mong muốn, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra nếu các em không sớm thay đổi. Tiếp theo, khi lười biếng trở thành thói quen, nó sẽ tiếp diễn khi sinh viên ra trường đi làm sau này, các em sẽ lười nhác làm việc, đùn đẩy công việc, đi làm mà không mang lại được nhiều giá trị cho công ty, thậm chí còn thường xuyên vừa làm vừa chơi, thường để xảy ra sai sót trong công việc, thì sẽ khó lòng có cơ hội thăng tiến, đi làm lâu năm mà vẫn giậm chân tại chỗ, không có thành tựu gì nổi bật.

2. Sinh viên nên từ bỏ thói quen trì hoãn

Song song với thói lười biếng, thì sinh viên cũng nên nhanh chóng từ bỏ thói quen trì hoãn trước khi quá muộn. Sở dĩ chuyện trì hoãn thường xảy ra ở lứa tuổi học trò, là vì các em chưa nhận thức được rõ sự tai hại của nó, cứ quen với việc để mai tính, bài tập để mai làm cũng được, rồi gần tới ngày thi mới lật đật lấy sách vở ra ôn tập. Khi bị lậm trong thói quen trì hoãn như thế, sinh viên sẽ dễ bị quá tải kiến thức, nhất là vào những ngày gần thi cuối kỳ, rất nhiều kiến thức cần được ôn tập, chồng chất lên nhau, khiến các em không biết nên học sao cho hết, từ đó, sẽ dễ bị stress, áp lực quá mức về chuyện học hành, thi cử, và tất nhiên kết quả học tập cũng sẽ bị kéo xuống. Chưa dừng lại ở đó, thói quen trì hoãn nếu không sớm khắc phục, thì vẫn có thể sẽ tiếp diễn khi đi làm sau này, để công việc chồng chất, quá tải, không xử lý kịp, trễ deadline, và tất nhiên những điều đó sẽ mang lại nhiều hậu quả khôn lường khác.

>> “Để mai tính” và hậu quả của thói quen trì hoãn

3. Sinh viên nên bỏ thói quen nghiện điện thoại

Có phải các em đang thấy khả năng tập trung của mình chưa tốt, đang ngồi học bài tự dưng lại bị cắt ngang bởi những chuyện khác, lấy điện thoại ra bấm một hồi lại xao nhãng luôn việc học? Đây là thực trạng khá phổ biến của sinh viên đại học, nhất là ở thời điểm hiện tại, có quá nhiều thú vui giải trí được tích hợp trong chiếc điện thoại nhỏ gọn, khiến các em dễ bị lậm vào chuyện nhắn tin, lướt web, Facebook, Tiktok, Youtube, nghe nhạc, xem phim, chơi game,… Nếu không sớm kiểm soát và có biện pháp từ bỏ thói quen nghiện điện thoại càng sớm càng tốt, thì sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả không tốt, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, dễ có rủi ro điểm kém, rớt môn.

4. Sinh viên nên bỏ hành vi quay cóp, gian lận

Một số sinh viên vì chưa nắm vững kiến thức môn học, lo sợ mình sẽ không làm được bài thi, bị điểm kém, rớt môn, nên đã lỡ đi vào con đường sai lầm, có hành vi quay cóp, gian lận thi cử. Có thể các em may mắn, trót lọt vượt qua một vài lần, xong đâm ra chủ quan, ngày càng lạm dụng những hành vi sai trái này. Tuy nhiên, cái kim trong bọc sớm muộn cũng có ngày lộ ra, chuyện các em bị phát hiện, bắt tại trận hành vi gian lận thi cử sẽ sớm xảy ra, và chắc chắn khi đó sẽ có rất nhiều hậu quả khôn lường, vừa bị mất hình tượng, bị mang tiếng gian lận, vừa bị huỷ kết quả môn học, vừa phải chịu các hình thức kỷ luật tuỳ theo mức độ nghiêm trọng, cao nhất có thể bị buộc thôi học. Vì thế, nếu đang có hành vi quay cóp, gian lận thi cử, thì sinh viên nên nhanh chóng từ bỏ trước khi quá muộn.

>> Sinh viên quay cóp bị phát hiện thì xử lý thế nào?

5. Nên từ bỏ các mối quan hệ bạn bè lợi dụng

Bạn bè thời sinh viên thường sẽ chơi với nhau một cách vô tư, không vụ lợi, theo cách cực kỳ hồn nhiên, không tính toán nhiều như khi ra trường đi làm sau này. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sinh viên lợi dụng bạn bè, cố gắng làm quen, kết thân với bạn vì lợi ích cá nhân, chẳng hạn như thấy bạn học giỏi, nên kết thân để đi thi được chỉ bài, hoặc thấy bạn nhà giàu, hào phóng, nên lợi dụng kết thân để được bao, được mời đi ăn uống free, thì đó là những hành vi không tốt, nhất là khi lấy tình bạn ra để lợi dụng. Chính vì thế, sinh viên nên nhanh chóng từ bỏ các mối quen hệ bạn bè theo kiểu lợi dụng, hãy chơi với bạn bè một cách vô tư, không vụ lợi, đúng với lứa tuổi hồn nhiên của mình.

Bài viết này đã giúp sinh viên điểm qua 5 điều mà các em nên nhanh chóng từ bỏ trước khi quá muộn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Bạn bè mượn tiền không trả thì phải làm sao để đòi?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích