Vốn dĩ đã quen với việc sống thoải mái, vô tư vô lo, điều gì đến sẽ đến, nên không ít người tự cảm thấy mình là người hơi cẩu thả, làm việc thiếu cẩn thận, kỹ lưỡng, và tự nhận thức được rằng điều đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bản thân. Khi thấy bản thân mình đang có xu hướng thiếu cẩn thận một cách quá mức, thì chắc hẳn bạn đang rất muốn nhanh chóng khắc phục, không để tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Vậy làm sao để rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng? Trước tiên, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu xem cẩn thận, kỹ lưỡng là gì?
>> Kỹ tính, cầu toàn là ưu hay nhược điểm khi đi làm?
Cẩn thận, kỹ lưỡng là gì?
Cẩn thận, kỹ lưỡng là cụm từ chỉ những ai luôn chỉn chu, cẩn trọng trong suy nghĩ, lời nói, hành động, luôn nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn đa chiều, tư duy logic để lựa chọn ra được phương án tối ưu nhất, hạn chế tối đa những rủi ro, hoặc tự vạch ra trước các phương án dự phòng cho những trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Khi giao việc cho những người cẩn thận, kỹ lưỡng, thì cấp trên sẽ hoàn toàn yên tâm, không cần phải mất công đi kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, vì thực chất người cẩn thận sẽ tự biết mình nên làm gì, cần làm gì để mang lại kết quả tốt nhất, hầu như sẽ không để xảy ra bất kỳ sai sót nào, nhất là với các đầu việc quen thuộc mà họ đã làm đi làm lại rất nhiều lần.
Cẩn thận, kỹ lưỡng quan trọng thế nào khi đi làm?
Cẩn thận, kỹ lưỡng là một ưu điểm, có thể giúp ứng viên tạo lợi thế cạnh tranh trong quá trình tìm việc làm, chẳng hạn như có thể làm nổi bật điểm mạnh ấy trong CV xin việc, rồi khi phỏng vấn, nếu bắt gặp các câu hỏi liên quan, thì bạn cũng có thể khoe khéo rằng mình là một người cẩn thận, kỹ lưỡng, trong quá khứ mình luôn hoàn thành các công việc được giao một cách chỉn chu nhất có thể, luôn mang về kết quả tốt, đúng kỳ vọng, đúng dealine. Đây chính là luận điểm đầu tiên chứng minh rằng cẩn thận, kỹ lưỡng là điều cực kỳ quan trọng, và là lợi thế khi bạn đi làm.
Tiếp theo, khi đã vào công ty làm việc, nhất là ở các phòng ban, các vị trí yêu cầu sự cẩn thận, kỹ lưỡng cao độ, chẳng hạn như bộ phận kế toán, kiểm toán, tài chính, pháp lý, khi làm việc với tiền bạc, các con số hàng tỷ đồng, hoặc với các giấy tờ, hợp đồng pháp lý quan trọng, thì tất nhiên bạn cần đảm bảo rằng mình nhất định phải luôn cẩn thận, kỹ lưỡng tới từng chi tiết nhỏ, vì bất kỳ sai sót nào xảy ra cũng có thể kéo theo rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khôn lường. Thừa biết được điều ấy, nên khi chọn nhân viên cho các công việc đặc thù này, các công ty cũng đánh giá rất cẩn thận, để đảm bảo mình chọn mặt gửi vàng đúng người, đồng thời, trong suốt quá trình làm việc, cấp trên cũng sẽ thường xuyên quan sát, đánh giá thêm, để chắc chắn rằng bạn đáp ứng tốt tiêu chí cẩn thận, kỹ lưỡng, giúp họ an tâm về kết quả công việc bạn đảm nhiệm.
Ngoài ra, ở các vị trí công việc khác, dù không đòi hỏi tiêu chí cẩn thận, kỹ lưỡng ở mức quá cao, nhưng tất nhiên bạn cũng cần phải cân đối được điều này, chứ không được cẩu thả, thiếu chỉn chu trong quá trình làm việc, vì sự chủ quan ấy hoàn toàn có thể kéo kết quả làm việc đi xuống, khiến bạn mắc phải nhiều sai sót trong công việc, gây ấn tượng xấu trong mắt cấp trên và các đồng nghiệp xung quanh. Tóm lại, dù không nói thẳng ra, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng để hoàn thành tốt công việc khi đi làm, bên cạnh kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thì bất kỳ ai cũng cần phải có sự cẩn thận, kỹ lưỡng, đó là tiêu chí cực kỳ quan trọng mà bạn cần lưu ý rèn luyện cho mình.
>> Vì sao lúc nào đi làm bạn cũng thấy mệt mỏi?
Rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng có khó không?
Khi bắt đầu hành trình rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng, thì đầu tiên bạn cần phải xác định rằng đây là một hành trình khó khăn, với nhiều chông gai, thử thách đang chờ mình ở phía trước. Nếu bạn đang là một người thiếu cẩn thận, thường làm việc một cách đại khái chứ chưa đào sâu, chưa đủ chỉn chu, làm trước quên sau, thường để xảy ra thiếu sót, thì khả năng cao rằng điều đó vốn dĩ đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành bản chất, thành thói quen. Mà để thay đổi thói quen, thay đổi tư duy, văn hoá làm việc thì chắc chắn điều đó cần một quá trình, cần một khoảng thời gian dài để dần thay đổi, chứ không thể nói đối là đổi ngay được sau vài ngày, hay vài tuần. Thông thường, để rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng, thì chúng ta sẽ mất khoảng 3-4 tháng, khi bạn tập trung cao độ vào điều đó, khi làm bất kỳ công việc gì, bạn cũng dành thời gian để xem xét kỹ lưỡng, kiểm tra cẩn thận. Còn nếu bạn đặt mục tiêu rằng mình phải rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng, nhưng lại chưa chú tâm lắm, lâu lâu nhớ tới thì mới lưu tâm, thì có khi mất cả năm trời vẫn chưa có tiến triển.
Làm sao để rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng?
Để rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng, bạn cần đảm bảo rằng mình sẽ thực hiện đồng nhất trong tất cả việc mà mình đang làm mỗi ngày, từ việc nhỏ cho tới việc lớn, từ chuyện ở công ty cho tới các việc cá nhân ở nhà. Chẳng hạn như khi đi làm, những chuyện như lập kế hoạch công việc, lưu ý hoàn thành đúng deadline, liệt kê trước các tình huống rủi ro để lên kế hoạch dự phòng, hoặc kiểm tra, dò lại kết quả công việc để xem đã chỉn chu chưa,… thì đó là những điều mà bạn nên lưu tâm trong công việc. Nhưng để thay đổi thói quen, giúp mình quen với tính cẩn thận, kỹ lưỡng, thì bạn cũng cần phải thay đổi trong cuộc sống, khi ở nhà nữa, chẳng hạn như khi làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, mua sắm đồ gia dụng, thì bạn cũng phải cẩn thận, kỹ lưỡng, lưu ý tới từng chi tiết nhỏ.
Đồng thời, nếu chưa biết cách làm của mình có đúng chưa, có đủ hợp lý và chỉn chu chưa, thì bạn có thể thử quan sát đồng nghiệp xung quanh, nhất là những ai nổi tiếng về chuyện cẩn thận, kỹ lưỡng, rồi tham khảo cách họ đang làm để áp dụng, để rèn luyện cho bản thân mình. Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải bắt chước 100%, mà bạn hãy chắt lọc những điều phù hợp với bản thân, mà bạn có thể thoải mái làm, không thấy bị quá gò bó. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo sự kiên trì, không chùn bước, không vội bỏ cuộc, mà hãy kiên quyết theo đuổi tới cùng, khi bạn đủ vững tâm, đủ kiên trì, thì bạn sẽ dần tiến bộ hơn trong hành trình rèn luyện tính cẩn thận, kỹ lưỡng cho bản thân.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng tính cẩn thận, kỹ lưỡng quan trọng thế nào khi đi làm, và làm sao để rèn luyện chúng? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Sếp tận tình nhưng tại sao nhân viên lại rời đi?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.