Viết CV xin việc là điều bình thường mà bất kỳ ai cũng phải trải qua khi ứng tuyển việc làm. Nhà tuyển dụng cần phải đọc CV của ứng viên để nắm bắt các thông tin chung, đánh giá, sàng lọc những người phù hợp để mời đi phỏng vấn. Nếu đã viết CV xin việc nhiều lần, thì điều này đã trở nên quá đơn giản với bạn. Tuy nhiên, với những ai chưa từng đi xin việc, nhất là các bạn sinh viên mới ra trường, thì chuyện viết một chiếc CV hoàn chỉnh thật sự là một thử thách khó. Vậy làm sao để có kinh nghiệm viết CV xin việc?
>> Nhờ Chat GPT viết CV xin việc giùm được không?
Nắm được các nội dung cần có trong CV
Để viết một chiếc CV xin việc hoàn chỉnh, đầu tiên, bạn cần nắm được các nội dung cần có trong CV để đảm bảo rằng CV của mình có đầy đủ thông tin, giúp nhà tuyển dụng có đủ cơ sở để xem xét, đánh giá. Chứ nếu không có sự tìm hiểu trước, tự viết CV theo ý của mình, rồi lại thiếu cái này cái kia, sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Thông thường, trong CV xin việc thường sẽ có các phần nội dung như sau:
- Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên, ảnh đại diện, địa chỉ, điện thoại, email, năm sinh, để nhà tuyển dụng biết rằng bạn là ai, năm nay bao nhiêu tuổi, vì đặc thù một số công việc sẽ quan tâm độ tuổi ứng viên, còn điện thoại, email và địa chỉ là thông tin cần thiết để liên lạc với bạn;
- Mục tiêu nghề nghiệp: Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm một người phù hợp với định hướng công ty, có khả năng gắn bó lâu dài, và có chí cầu tiến, họ sẽ đánh giá điều đó trong phần mục tiêu nghề nghiệp;
- Học vấn: Bạn tốt nghiệp trường nào, ngành gì, điểm trung bình/xếp loại tốt nghiệp thế nào, đã tích luỹ được những chứng chỉ nào liên quan tới chuyên ngành/ngoại ngữ/tin học;
- Kinh nghiệm làm việc: Nếu đã đi làm lâu năm, thì bạn cần liệt kê tên công ty, vị trí công việc, thời gian làm việc, các đầu việc mình đảm nhiệm, và các thành tích một cách ngắn gọn, với sinh viên mới ra trường thì có thể bỏ qua phần này, thay thế bằng phần hoạt động ngoại khoá;
- Kỹ năng mềm: Liệt kê 3-5 kỹ năng mềm liên quan tới công việc, và mức độ thành thạo của mình.
Ngoài các nội dung nêu trên, thì bạn có thể chèn thêm một số nội dung khác mà mình cho là phù hợp, nên đề cập tới trong CV, nhưng vẫn phải đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích. Đồng thời, với một số công việc đặc thù yêu cầu phải có người tham khảo, thì bạn nhớ chèn vào CV xin việc nhé.
Tìm hiểu trước các mẫu CV xin việc phổ biến
Sau khi đã nắm được các nội dung cần có khi viết CV xin việc, thì tiếp theo, bạn cần phải tìm hiểu trước các mẫu CV phổ biến hiện nay, chỉ cần search Google một phát sẽ ra rất nhiều mẫu khác nhau, thậm chí có thể bạn chỉ cần chèn chữ, chèn thông tin vào thôi, còn bố cục, thiết kế, màu sắc hầu như đã có sẵn, không cần phải lăn tăn nhiều. Nhiệm vụ của bạn là quan sát và chọn ra đâu là mẫu CV phù hợp với mình, thể hiện đúng tinh thần của công việc và nét cá tính của bản thân. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các mẫu thiết kế tối giản, không nhất thiết phải quá cầu kỳ, loè loẹt nhé. Sau một vài lần lựa mẫu CV, thì bạn cũng đã tự tích luỹ được thêm kinh nghiệm cho mình rồi đấy.
>> Liệt kê càng nhiều kỹ năng mềm trong CV càng tốt?
Sắp xếp các thông tin cơ bản vào mẫu CV xin việc
Khi đã tìm được mẫu CV ưng ý, thì bước tiếp theo sẽ là thực hành, sắp xếp các thông tin cơ bản mà mình đã có sẵn và trong mẫu CV xin việc, đây cũng là một bước quan trọng giúp bạn tích luỹ được thêm nhiều kinh nghiệm trong việc viết CV, sau này sẽ tự tin hơn khi tự chuẩn bị cho mình một chiếc CV hoàn chỉnh.
Chẳng hạn như trong phần thông tin cá nhân, cứ lần lượt điền các thông tin cần thiết, rồi phần mục tiêu nghề nghiệp viết vào khoảng 3-4 dòng, rồi tới phần học vấn, nếu có học lực tốt, điểm cao, thì hãy làm nổi bật những phần đó, với phần kinh nghiệm làm việc thì cũng cân đối, chọn lọc các công việc mà mình làm tốt nhất, gắn bó được khoảng thời gian dài và có liên quan tới vị trí ứng tuyển, còn phần kỹ năng mềm cũng khá đơn giản, không có gì phải bàn. Khi đã sắp xếp các thông tin vào đúng vị trí của nó, thì bạn đã hoàn thành khoảng 75% chiếc CV xin việc của mình rồi, nhiệm vụ còn lại là chèn thêm các thông tin bổ sung, dẫn chứng, ví dụ thực tiễn để tăng thêm tính thuyết phục với nhà tuyển dụng.
Chèn thêm các thông tin bổ sung, dẫn chứng, ví dụ
Nhà tuyển dụng là người dày dặn kinh nghiệm trong việc sàng lọc CV xin việc, chính vì thế, họ sẽ không vội tin vào những thông tin trong CV nếu như chúng chưa xác thực, chưa có đủ căn cứ, dẫn chứng để thuyết phục. Chẳng hạn như phần học vấn, nếu bạn chỉ ghi rằng mình thành thạo Tiếng Anh, nhưng không đi kèm với một chứng chỉ ngoại ngữ cụ thể nào cả, thì sẽ chưa đủ thuyết phục. Hoặc trong phần kinh nghiệm làm việc, nếu bạn chỉ liệt kê ra các công việc mình đã làm, nhưng không đi kèm với kết quả, thành tích nào ấn tượng, thì cũng chưa chắc sẽ khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn đủ năng lực để làm tốt các đầu việc ấy. Hay đơn cử như phần kỹ năng tin học văn phòng, nếu bạn tự đánh giá rằng mình sử dụng tin học một cách thành thạo, nhưng không liệt kê được bằng cấp tin học liên quan, thì cũng là một thiếu sót.
Hoặc với các bạn sinh viên mới ra trường, nếu các em ghi rằng mình năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của trường lớp, nhưng không nêu được cụ thể đó là hoạt động nào, đạt được kết quả ra sao, có được giấy chứng nhận hay giấy khen nào không, thì cũng sẽ chưa đủ thuyết phục.
>> Viết CV xin việc sơ sài có được gọi đi phỏng vấn không?
Rút kinh nghiệm từ những lần viết CV xin việc của mình
Cứ mỗi lần viết CV xin việc, bạn sẽ tự rút ra được những bài học kinh nghiệm khác nhau, càng lúc mình sẽ càng dày dặn kinh nghiệm hơn trong việc viết CV, thậm chí còn tự tin rằng mình có khả năng viết CV tốt, ấn tượng và thuyết phục được nhà tuyển dụng khó tính. Lần 2 rút kinh nghiệm từ lần 1, lần 3 rút kinh nghiệm từ lần 2, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy mình đã upskill rất nhiều, chuyên nghiệp hơn rất nhiều trong cách viết CV.
Chẳng hạn như khi lần đầu viết CV, vì chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa từng trải, nên chúng ta sẽ dễ mắc phải những lỗi sai thường gặp, sai lỗi chính tả, hoặc cho ra đời một chiếc CV quá lan man, dài dòng vì mải mê chèn vào quá nhiều ví dụ, dẫn chứng để thuyết phục nhà tuyển dụng, thì tới lần 2, lần 3, bạn sẽ tự biết rút kinh nghiệm, dò lại kỹ lưỡng, không để sai lỗi chính tả, và cũng biết chắt lọc thông tin hơn, chỉ đưa vào những nội dung liên quan tới công việc và thật sự cần thiết, chứ không để CV bị lan man, dài dòng nữa. Song song đó, cũng còn một phương án cực kỳ hữu hiệu giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc viết CV, đó là nhờ người khác xem và nhận xét.
Nhờ người khác xem, nhận xét và rút kinh nghiệm khi viết CV
Đối với sinh viên mới ra trường tìm việc làm, các em đang là những gương mặt mới, đang khá ngơ ngác trong chuyện viết CV, chưa biết được rằng chiếc CV do mình viết ra có chuẩn chỉnh chưa, đang mắc những lỗi sai nào. Đừng quá lo lắng, hiện nay có rất nhiều anh chị đi trước, đặc biệt là các anh chị làm tuyển dụng trong ngành nhân sự, đã mở những đợt review, sửa CV miễn phí cho sinh viên mới ra trường, các em có thể gửi CV của mình, rồi chờ khoảng 2-3 ngày sẽ được phản hồi, giúp mình nhận ra được những thiếu sót của bản thân, rồi tự rút ra những kinh nghiệm hữu ích.
Group Tự Tin Vào Đời cũng có những đợt sửa CV định kỳ cho sinh viên, các em có thể theo dõi khi tới đợt thì mình mạnh dạn gửi CV về nhé! Hoặc nếu không muốn phải chờ đợi, thì cách nhanh nhất là mình hãy thử nhờ các anh chị đi trước thử xem qua và cho nhận xét, từ đó, bạn cũng sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho các lần viết CV tiếp theo. Đây gọi là học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, bây giờ bạn được họ giúp đỡ, thì sau này bạn sẽ tiếp tục giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho các thế hệ đàn em của mình.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng làm sao để có kinh nghiệm viết CV xin việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Lười sửa thông tin, lấy CV cũ đi xin việc được không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.