Home Hành trang vào đời Bị Chê Thuyết Trình Kém Hấp Dẫn, Phải Làm Sao Để Cải Thiện?

Bị Chê Thuyết Trình Kém Hấp Dẫn, Phải Làm Sao Để Cải Thiện?

by Hoàng Khôi Phạm
Bị Chê Thuyết Trình Kém Hấp Dẫn, Phải Làm Sao Để Cải Thiện?

Thuyết trình là một kỹ năng mềm quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong học tập, công việc và đời sống. Những ai thuyết trình tốt, lưu loát, tự tin, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi, có nhiều cơ hội để phát triển và gặt hái được nhiều thành công. Vì thế, hầu như chúng ta đều muốn mình có thể thuyết trình thật tốt, sao cho ấn tượng, thu hút, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Nếu bị chê thuyết trình kém hấp dẫn, phải làm sao để cải thiện?

>> Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp trước đám đông

Cảm giác bị chê khi thuyết trình kém hấp dẫn

Thuyết trình chưa tốt là một điểm yếu, điểm chưa hoàn thiện của bản thân, và bạn đã nhận ra điều đó, đang cố gắng thay đổi, rèn luyện, rút kinh nghiệm thông qua những lần mạnh dạn thuyết trình trước đám đông. Có thể thật sự bạn đã thuyết trình chưa tốt, bạn tự đánh giá được điều đó, nhưng tự dưng lại bị chê thẳng thừng rằng mình thuyết trình kém hấp dẫn, thì chắc hẳn bạn sẽ thấy cực kỳ khó chịu. Đó là cảm giác pha trộn vừa buồn bã, tủi thân, xấu hổ, vừa cảm thấy bực tức, giận dữ khi có người khác thẳng thừng chê mình, vừa có phần tự ti về bản thân, cho rằng mình yếu kém, có mỗi chuyện thuyết trình mà luyện mãi cũng chưa ổn, để bị người khác chê là thuyết trình kém hấp dẫn.

Điều đó có thể khiến bạn buồn, khó chịu, nhưng bạn nên sớm gạt bỏ những điều đó sang một bên, mình cần “đáp trả” lại bằng sự tiến bộ của bản thân, bạn cần phải chứng minh cho những người đã chê mình rằng bạn hoàn toàn có thể tiến bộ, bạn đang nỗ lực hết mình để nâng cao kỹ năng thuyết trình của bản thân. Và tất nhiên, bạn cần phải biến điều đó thành hành động, chứ không chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Để thuyết trình tốt hơn, đầu tiên, bạn cần tự xác định xem phần thuyết trình của mình có những thiếu sót nào, để dựa vào đó mà khắc phục dần.

Phần thuyết trình của bạn có những thiếu sót nào?

Không ai tự dưng chê bạn một cách vô cớ, có thể họ đã thấy được rằng trong phần thuyết trình của bạn có những thiếu sót, khiến nó trở nên kém hấp dẫn, không thành công như mong đợi. Bạn cần thẳng thắn nhìn lại xem mình đang yếu ở đâu, chưa tốt ở điểm nào, thường sẽ xoay quanh một số thiếu sót sau:

  • Bị run khi đứng trước đám đông, dẫn tới rủi ro nói lắp bắp, ngắt nghỉ lung tung, quên bài;
  • Giọng nói không ổn định, lúc to lúc nhỏ, thể hiện sự thiếu tự tin, gương mặt lộ rõ vẻ lo lắng, sượng trân;
  • Không biết cách kết hợp ngôn ngữ cơ thể, đứng im 1 chỗ như tượng, ánh mắt láo liên, thất thần;
  • Nói sai, nói nhầm thông tin, vì chưa thật sự hiểu rõ nội dung thuyết trình, chủ yếu là học thuộc;
  • Thuyết trình theo kiểu toàn lý thuyết khô khan, không có dẫn chứng cụ thể, ứng dụng vào thực tế;
  • Không nắm bắt được tâm lý, không dẫn dắt được người nghe, khiến bài thuyết trình trở nên kém gần gũi;
  • Thuyết trình như đang trả bài, nói 1 chiều, không có sự tương tác 2 chiều, không đặt câu hỏi với mọi người;
  • Đệm quá nhiều chữ à, ờ, ừ,… khiến bài thuyết trình bị rời rạc, bị mọi người đánh giá không tốt;
  • Bài thuyết trình bị rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các nội dung với nhau, chuyển slide nhanh như chớp;
  • Nội dung thuyết trình bị lệch, không khớp với phần slide hiển thị trên màn hình, bấm slide lung tung…

>> 4 lợi ích khi bạn có kỹ năng thuyết trình tốt

Bị chê thuyết trình kém hấp dẫn, phải làm sao để cải thiện?

Khi bị người khác chê thuyết trình kém hấp dẫn, tất nhiên, bạn sẽ cảm thấy bực bội, hoặc cho dù đó là một lời chê nhằm góp ý, thì bạn cũng hơi buồn, muốn ngay lập tức chứng minh cho họ thấy rằng mình hoàn toàn có thể tiến bộ, trở thành một người thuyết trình tự tin, lưu loát hơn. Vậy bị chê thuyết trình kém hấp dẫn, thì phải làm sao để cải thiện? Cách đơn giản và hữu hiệu nhất chính là bạn hãy lần lượt khắc phục từng nguyên nhân khiến mình thuyết trình chưa tốt. Hãy nhìn lại những lý do ở phần trước xem, mình đang mắc phải những lỗi nào, rồi nhanh chóng nghĩ cách khắc phục từng điều một, hãy đối mặt và vượt qua những điều thiếu sót của bản thân, để dần hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của mình.

Chẳng hạn như bạn đang bị run khi đứng trước đám đông, khi thấy có nhiều người chăm chú nhìn, lắng nghe mình, thì tự dưng bạ run cầm cập, chữ nghĩa chạy đi đâu mất tiêu, thì bạn có thể tham khảo giải pháp tại đây. Hoặc bạn không biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cứ đứng im như bức tượng, khiến bài thuyết trình bị chê kém hấp dẫn, thì bạn hãy thử hoàn mình vào nội dung bài thuyết trình, linh hoạt xem lúc nào cần dùng cử chỉ tay, khi nào cần nở nụ cười, lâu lâu đi qua đi lại một chút, ánh mắt thể hiện sự tự tin, nhìn thẳng, không láo liên,… Hoặc bạn thuyết trình theo kiểu lý thuyết khô khan, kém hấp dẫn, thì hãy thử thêm một số ví dụ, dẫn chứng cụ thể, để tăng tính sinh động và tăng thêm phần thuyết phục cho nội dung mà mình trình bày. Hoặc bạn thuyết trình không khớp với slide hiển thị trên màn hình, thì cần phải tập dượt kỹ với bạn bấm slide để tránh phát sinh lỗi, khiến người nghe bị tuột mood.

Tóm lại, bạn thiếu sót ở đâu thì khắc phục ở đó, đồng thời, đừng quên rằng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tập dượt kỹ càng, và chính bạn phải hiểu rõ, hiểu đúng nội dung thuyết trình, tự tin vào những điều mình đang nói, thì bài thuyết trình sẽ mạch lạc, cuốn hút hơn. Song song đó, bạn cũng cần hiểu rằng thuyết trình là một kỹ năng mềm mà chúng ta cần thời gian để hoàn thiện, chứ không thể giỏi ngay lập tức, hoặc chỉ sau vài ba buổi, chính vì thế, bạn cần cho bản thân một khoảng thời gian đủ để mình trau dồi và tiến bộ, chứ không nên quá gấp gáp, vì điều đó sẽ khiến bạn áp lực hơn, nhưng kết quả cuối cùng lại chẳng mấy khả quan. Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng bị chê thuyết trình kém hấp dẫn thì phải làm sao để cải thiện? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 5 lỗi sai phổ biến khi sinh viên làm thuyết trình nhóm ở đại học

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích