Home Hỏi đáp nhanh Sai Lầm Của Tuổi Trẻ, Làm Sao Để Đối Diện Và Vượt Qua?

Sai Lầm Của Tuổi Trẻ, Làm Sao Để Đối Diện Và Vượt Qua?

by Hoàng Khôi Phạm
Sai Lầm Của Tuổi Trẻ, Làm Sao Để Đối Diện Và Vượt Qua?

Nếu tự nhìn lại bản thân mình 5-7 năm trước, chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng có những lần trót dại, suy nghĩ non nớt, thiếu chín chắn, nên đã có những lời nói, hành động và quyết định sai lầm, thậm chí đó là những điều mà bây giờ chắc chắn mình sẽ không chấp nhận, không đồng ý thực hiện, nhưng khi còn trẻ mình lại khá vô tư, làm những điều sai, những điều không nên, mà lại cứ cho rằng đó là bình thường. Ai cũng có những sai lầm của tuổi trẻ, vậy phải làm sao để đối diện và vượt qua?

>> 5 sai lầm khiến tân sinh viên học hành sa sút khi lên đại học

Sai lầm vì nhận thức và tư duy chưa chín chắn

Càng lớn, càng nhiều va chạm, nhiều trải nghiệm, thì chúng ta sẽ càng trưởng thành hơn, trong cả nhận thức, lời nói và hành động. Điều này đồng nghĩa với việc khi còn nhỏ, còn trẻ, còn ngồi trên giảng đường đại học, còn chưa đến độ tuổi trưởng thành, thì những va vấp, sai lầm là điều khá phổ biến, là điều mà bất kỳ ai cũng đã từng trải qua và phải chấp nhận, khó lòng né tránh được, trừ khi bạn là một người lớn trước tuổi, sớm có nhận thức và tư duy chín chắn hơn những bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, trường hợp đó là rất hiếm, đa số chúng ta khi còn trẻ đều nghĩ rằng mọi chuyện đều đơn giản, đều tốt đẹp, đều màu hồng, để rồi từ sự ngây thơ ấy đã kéo theo nhiều quyết định sai lầm…

Tất cả chúng ta đều cần phải học hỏi từ những điều được ba mẹ dạy dỗ, những bài học về đạo đức, tư duy, nhận thức được thầy cô trên lớp giảng dạy, nhắc mình phải ghi nhớ, và học từ cả những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống, khi chưa trải qua thì mình sẽ chưa học được, chưa nhận thức đúng được. Sau một cơ số lần va vấp, sai lầm, gặp vấn đề và rút kinh nghiệm, thì chúng ta mới dần trưởng thành hơn, xây dựng được khả năng nhận thức và tư duy chín chắn hơn.

Sai lầm của tuổi trẻ thường kéo theo những hệ luỵ gì?

Tuỳ từng trường hợp cụ thể và mức độ nghiêm trọng của sai lầm, mà nó sẽ kéo theo những hệ luỵ khác nhau. Có những người chỉ trải qua những sai lầm tuổi trẻ khá đơn giản, vài ngày sau là qua chuyện, không gặp phải hậu quả gì nghiêm trọng, mà cũng chẳng ảnh hưởng tiêu cực quá nhiều tới suy nghĩ, tâm lý. Tuy nhiên, cũng có những người vô tình lại phải đối mặt với nhiều hệ luỵ lớn vì những sai lầm trong tuổi trẻ của mình, có thể điều đó khá bất công với họ, nhưng ai biết được, điều gì đến sẽ đến, quan trọng là mình nhận ra được vấn đề, để tránh bị lặp lại sai lầm ấy trong tương lai.

Với những hệ luỵ đơn giản, đó có thể là những điều liên quan tới kết quả học tập, chẳng hạn như bị điểm kém, bị trừ điểm bài kiểm tra, bị mất điểm chuyên cần, bị thầy cô la mắng, trách phạt trước lớp, hoặc bị mất/hư hại một vài món đồ giá trị nhỏ. Còn hệ luỵ nghiêm trọng hơn có thể là bị rớt môn, bị nhà trường kỷ luật, hạ hạnh kiểm, bị mất/hư hại các tài sản giá trị lớn, hoặc thậm chí mất đi những mối quan hệ vốn dĩ từng thân thiết, bị bạn thân nghỉ chơi, từ bạn thành thù,… Bên cạnh đó, vẫn có nhiều hệ luỵ khác mà sai lầm tuổi trẻ có thể kéo theo, muôn hình vạn trạng, với hình thức và độ phức tạp khá đa dạng, vậy làm sao để những bạn trẻ có thể đối mặt và vượt qua?

>> Sai lầm khi giới thiệu bản thân khiến bạn bị trượt phỏng vấn

Sai lầm của tuổi trẻ, làm sao để đối diện và vượt qua?

Mặc dù những sai lầm này xảy ra khi tuổi đời của chúng ta còn trẻ, còn khá non nớt trong nhận thức và tư duy, nhưng thật ra ai cũng có thể vượt qua, chứ sẽ không bị mắc kẹt trong nó mãi, quan trọng là mình có vượt qua được nhanh hay không, dễ dàng, thuận lợi hay sẽ có nhiều trúc trắc. Sẽ khó lòng có được công thức chung cho tất cả mọi người, nếu cần một giải pháp để tham khảo, thì bạn có thể làm theo các bước sau.

Đầu tiên, bạn cần làm công tác tư tưởng, cố gắng giúp mình sớm quay lại trạng thái bình tĩnh, chứ nếu còn đang hoang mang, buồn bã, lo lắng, bực tức, nói chung là khi chưa bình tĩnh thì sẽ chưa giải quyết được gì, lúc đó có ráng làm này làm kia thì cũng chỉ khiến vấn đề đi xa hơn, vì khi bản thân không bình tĩnh sẽ dễ có những suy nghĩ và hành động sai lầm. Tiếp theo, hãy xác định xem sai lầm của mình đang dẫn tới các hệ luỵ nào, xảy ra bởi các nguyên nhân nào, cố gắng liệt kê càng đầy đủ, càng chi tiết càng tốt, đây là bước quan trọng để xác định rõ vấn đề mà mình đang gặp phải. Sau đó, hãy tìm cách để sớm khắc phục được những hậu quả, chẳng hạn như bị điểm kém, hoặc bị rớt môn, thì phải học hành chăm chỉ, nghiêm túc hơn, khi học lại để trả nợ môn thì phải nỗ lực hơn nhiều để đạt kết quả tốt, tránh để lịch sử lặp lại.

Cuối cùng, hãy nhìn lại những nguyên nhân gây ra sai lầm, rồi tự rút kinh nghiệm, tránh để tái diễn những nguyên nhân ấy trong tương lai, kiểu như khi chưa biết thì thôi, chứ khi đã trải qua, đã biết hết rồi, thì mình phải rút kinh nghiệm, phải có biện pháp phòng hờ, ngăn chặn điều đó trong tương lai, đây cũng là bước quan trọng để chúng ta dần trưởng thành hơn, tích luỹ được nhiều bài học vô giá sau những sai lầm tuổi trẻ của mình.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng sai lầm của tuổi trẻ, làm sao để đối diện và vượt qua? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 4 sai lầm chi tiêu khiến bạn ném tiền qua cửa sổ

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích