Home Học tậpHọc hành, thi cử Rớt Môn Đáng Sợ Không, Có Được Bằng Giỏi Không?

Rớt Môn Đáng Sợ Không, Có Được Bằng Giỏi Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Rớt Môn Đáng Sợ Không, Có Được Bằng Giỏi Không?

Khi đi học, ai cũng muốn mình có kết quả tốt, qua môn, thậm chí còn đặt mục tiêu phải được điểm giỏi, điểm trung bình môn học từ 8.0 trở lên, chứ đâu sinh viên nào muốn mình bị rớt môn. Nhưng thực tế sẽ không màu hồng như những gì mình muốn, với các môn học khó & kiến thức phức tạp ở đại học, nhiều bạn sinh viên đã phải đối mặt với chuyện bị rớt môn. Liệu rớt môn ở đại học có đáng sợ không, sinh viên rớt môn có được bằng giỏi khi tốt nghiệp không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Vì sao sinh viên năm nhất thường bị rớt môn phải học lại?

Rớt môn ở đại học có đáng sợ không?

Rớt môn ở đại học là điều chẳng sinh viên nào mong muốn, nếu tự dưng bị rớt môn thì các em sẽ cực kỳ sốc, nhất là khi hồi cấp 3 mình học cũng giỏi, cũng tốt, mà lên đại học lại học hành sa sút, bị điểm kém, chểnh mảng tới mức bị rớt môn, không đủ điểm để qua môn. Điều đó sẽ khiến sinh viên bị suy sụp tinh thần, vừa buồn, vừa ngại ngùng, không biết phải làm sao để đối mặt với bạn bè, sợ bị chê cười, rồi cũng không dám nói cho phụ huynh biết, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ rằng lỡ bị ba mẹ phát hiện thì sao, sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ thế nào?

Khi xâu chuỗi các cảm xúc tâm lý này lại, thì chắc chắn sẽ gói gọn được trong chữ “sợ”, tức là thật sự rớt môn ở đại học là một điều đáng sợ, là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ sinh viên. Để hình dung rõ hơn về nỗi sợ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo xem sinh viên bị rớt môn sẽ kéo theo những tác hại nào?

Sinh viên bị rớt môn kéo theo những tác hại nào?

Rớt môn ở đại học là điều khá phổ biến, nhưng không thể được xem như là chuyện bình thường, bạn khác rớt môn thì mình cũng được rớt, hoặc tự cho rằng vì kiến thức ở đại học khó & phức tạp, nên mình được quyền rớt môn. Chính những suy nghĩ chủ quan đó sẽ khiến sinh viên phải đối mặt với những tác hại khôn lường do chuyện rớt môn gây ra, chẳng hạn như:

  • Kết quả học tập kém, điểm trung bình tích luỹ thấp, tới lúc xét tốt nghiệp không đủ điều kiện để được ra trường, hoặc không đạt được mức học lực như kỳ vọng của sinh viên;
  • Mất công, mất thời gian, tốn tiền học lại từ đầu những môn mình đã bị rớt, rồi lại còn áp lực & ám ảnh hơn khi phải đối diện lại với các kiến thức phức tạp của môn học mình từng rớt, phải làm lại toàn bộ bài kiểm tra, bài thi, càng rớt môn nhiều sẽ càng mệt mỏi hơn;
  • Ngại ngùng với bạn bè, sợ bị phụ huynh biết rồi trách phạt khi mình bị rớt môn, lúc nào cũng phải giấu diếm, phải sống trong tâm trạng sợ sệt, lo rằng mình sẽ bị phát hiện chuyện rớt môn;
  • Khi rớt môn quá nhiều và học lại không kịp, sinh viên sẽ có rủi ro bị chậm tiến độ học tập, phải tốt nghiệp ra trường trễ hơn so với bạn bè đồng trang lứa, thậm chí nếu dây dưa quá lâu, vượt quá thời hạn đào tạo tối đa của chương trình học, thì sinh viên sẽ bị huỷ toàn bộ kết quả học tập.
  • Về tương lai, khi bị rớt môn nhiều, để việc học bị chểnh mảng, thì sinh viên cũng không nắm vững kiến thức chuyên ngành, gây bất lợi khi xin việc, khó tìm được việc làm, rồi khi làm việc cũng sẽ chật vật, không thuận lợi, không làm tốt những việc được giao vì chưa vững nền tảng kiến thức, không nắm được chuyên môn.

>> Điểm D ở đại học có bị tính là rớt môn không?

Sinh viên rớt môn có được bằng giỏi khi tốt nghiệp không?

Bên cạnh những tác hại kể trên, thì cũng có tin đồn rằng khi sinh viên rớt môn nhiều sẽ không thể tốt nghiệp loại giỏi, liệu điều đó có đúng không, có khả năng được bằng giỏi dù đã từng rớt môn không? Câu trả lời là tuỳ trường hợp. Sinh viên nếu chỉ bị rớt môn 1-2 lần, chưa vượt quá 5% tổng tín chỉ của chương trình học, thì sẽ không bị hạ bằng đại học, vẫn có khả năng tốt nghiệp loại giỏi, cầm trên tay tấm bằng đại học loại giỏi khi ra trường nếu GPA 4 năm đại học của các em đạt đủ điểm giỏi. Tuy nhiên, nếu sinh viên bị rớt môn quá nhiều, phải học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình học, chẳng hạn như rớt sương sương 5-6 môn, thì sẽ rơi vào trường hợp bị hạ bằng, cho dù có đủ điểm giỏi, thì vẫn bị hạ xuống loại khá, chứ không được tốt nghiệp loại giỏi.

Hoặc ở một hướng khác, khi sinh viên không bị hạ bằng đại học, nhưng điểm trung bình tích luỹ không đạt đủ loại giỏi, vì bị rớt môn, kết quả học tập không tốt, thì cũng sẽ không được tốt nghiệp loại giỏi. Tức là các em không bị hạ bằng, nhưng tự kết quả điểm số của mình cũng không tốt, không đạt đủ mức điểm để được loại giỏi, thì cũng không được tốt nghiệp loại giỏi, mà phải chấp nhận các xếp loại thấp hơn, như loại khá hoặc trung bình. Tóm lại, sinh viên nên học hành chăm chỉ, nghiêm túc, cố gắng đạt điểm số cao nhất có thể, và tất nhiên không nên để mình bị rớt môn quá nhiều, thì mới có nhiều cơ hội được tốt nghiệp loại giỏi, chứ nếu lơ là việc học, thiếu nghiêm túc, không chăm chỉ, rồi trông chờ vào hên xui may rủi, thì làm sao mà học tốt được, lúc đó chuyện được bằng giỏi chỉ là mơ ước viễn vông, xa vời.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng rớt môn có đáng sợ không, có được bằng giỏi không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điểm trung bình bao nhiêu thì tốt nghiệp đại học loại giỏi?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích