Marketing là một ngày khá quen thuộc và khi lượn một vòng các thông tin tuyển dụng, thì sinh viên cũng có thể bắt gặp rất nhiều job đang tuyển bên ngành này, từ vị trí nhân viên cho tới manager, quản lý cấp cao. Nếu đang có ý định theo đuổi ngành marketing, hoặc đang là tân sinh viên của ngành này, thì nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng liệu học ngành marketing có khó không, cơ hội việc làm sau này có nhiều như mình thấy trên các web tuyển dụng không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Thực tập sinh marketing thường làm những công việc gì?
Học ngành marketing có khó không?
Học ngành marketing có khó không là băn khoăn chung của rất nhiều sinh viên, và để giải đáp điều này thì mỗi người sẽ có một góc nhìn, quan điểm và cảm nhận khác nhau, có người thấy nó đơn giản, bình thường, cũng có người thấy ngành học này phức tạp, nhiều môn học khó, đòi hỏi khả năng tư duy logic, sáng tạo nhiều thì mới học tốt. Tuy nhiên, khi so sánh & kết luận trên mặt bằng chung, thì marketing là một ngành học khó, với độ khó ở mức 7-8/10, chứ không hề đơn giản. Bản chất vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh & vận hành của doanh nghiệp rất quan trọng, nếu giao cho người chưa đủ năng lực thì chẳng khác nào công ty đang đốt tiền marketing, tốn kém nhiều chi phí mà chẳng mang lại được kết quả tương xứng.
Để làm tốt nhiệm vụ của mình thì phải nắm vững nhiều kiến thức, thành thạo nhiều chuyên môn, nghiệp vụ và có khả năng tư duy, phân tích tốt, chứ nếu năng lực ở mức bình thường, ở trường đại học cũng lơ mơ, học hành chểnh mảng, thì ra trường sẽ khó tìm được công việc tốt, nhiều người còn phải đi làm trái ngành, rẽ hướng sang ngành khác khi thấy mình chưa đủ năng lực để theo đuổi công việc marketing. Tóm lại, học ngành marketing là một lựa chọn khó, đòi hỏi sinh viên phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều, đảm bảo sự chăm chỉ, nắm vững kiến thức thì sau này đi làm mới thuận lợi, vậy tại sao vẫn có nhiều người lựa chọn con đường này, phải chăng rằng đây là một ngành cực kỳ tiềm năng trong tương lai, có hội việc làm ngành marketing có nhiều không?
Cơ hội việc làm ngành marketing có nhiều không?
Với thời đại kinh doanh & kinh tế đang dần phục hồi như hiện nay, cộng thêm chuyện các công ty và nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vốn nhiều vào Việt Nam, thì có rất nhiều công ty mới được thành lập/hoặc các công ty cũ gọi thêm được nhiều vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc họ cũng đẩy mạnh chi phí cho marketing, quảng cáo, PR rất nhiều, vừa giúp xây dựng thương hiệu, vừa kích cầu, đẩy mạnh kết quả kinh doanh. Tức là cơ hội việc làm cho ngành marketing ở thời điểm hiện tại và chí ít trong vòng 5 năm tới vẫn rất nhiều, nếu là nguồn nhân lực chất lượng cao, vững kiến thức chuyên ngành, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết, thì bạn sẽ trở thành người được các công ty lớn săn đón, kèm theo mức lương cao và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn, càng làm tốt việc thì càng được thưởng nhiều hơn, cơ hội thăng tiến cao hơn.
Nếu lượn một vòng các website tuyển dụng uy tín, thì sinh viên sẽ bắt gặp nhiều vị trí đang được tuyển, kèm theo mô tả công việc và mức lương rõ ràng. Điều đó phản ánh chính xác về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm của ngành marketing, tức là bây giờ sinh viên ra trường sẽ có cơ hội việc làm rất lớn, hoặc với các bạn sinh viên năm 1 ngành marketing, sau khi các em hoàn thành chương trình đại học, tầm 3 năm nữa tốt nghiệp thì cơ hội việc làm vẫn rất rộng mở, miễn sao mình lo tập trung học đàng hoàng, để nắm vững kiến thức, chứ đừng lơ là, chểnh mảng chuyện học hành là được.
>> 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên marketing
Tốt nghiệp marketing xong có thể apply các công việc gì?
Sau khi hình dung được cơ hội việc làm của ngành marketing, thì chúng ta sẽ cùng giải đáp xem cụ thể thì tốt nghiệp marketing xong có thể apply các công việc gì? Với cơ hội nghề nghiệp lớn như hiện nay, thì các vị trí công việc mà sinh viên mới ra trường có thể apply rất nhiều, đa dạng ở nhiều mảng khác nhau trong ngành marketing. Bạn nào thích viết lách, muốn trau dồi thêm kinh nghiệm, chuyên môn trong việc viết nội dung website, viết blog, social post, lên nội dung, ý tưởng marketing, thì có thể apply các công việc về content marketing.
Bạn nào thích chạy sự kiện, tổ chức event, lên kế hoạch, set up các hoạt động thực tế để PR, làm truyền thông cho doanh nghiệp, thì có thể apply các công việc về event marketing. Bạn nào thích công việc thiên về sản xuất video, làm nội dung dạng video vì thấy hiện tại ngành này đang nổi lên rất mạnh mẽ, thì có thể tham khảo các vị trí video editor. Hoặc bạn nào thích công việc thiên về lên kế hoạch, ý tưởng sáng tạo, làm việc với nhiều dự án, nhiều công ty khách hàng khác nhau, thì có thể tham khảo các công việc trong agency, làm account marketing. Nói chung thì sinh viên mới ra trường ngành marketing nếu vững kiến thức chuyên ngành và thành thạo một số kỹ năng mềm liền quan tới công việc, thì cơ hội việc làm sẽ rất rộng mở, nhiệm vụ của các em lúc đó sẽ chỉ là cân nhắc, lựa chọn xem mình muốn làm việc trong mảng nào, bắt đầu hành trình nghề nghiệp của mình bên mảng công việc gì của ngành marketing, rồi mạnh dạn apply thôi.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng học ngành marketing có khó không, cơ hội việc làm nhiều không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Tiếng Anh quan trọng thế nào khi sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.