Câu chủ động & câu bị động là chủ điểm khá quen thuộc trong ngữ pháp Tiếng Anh, hầu như chúng ta đều đã được học từ hồi cấp 2, tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên khi lên đại học vẫn còn chưa tự tin về chủ điểm này, khi làm test hoặc khi giao tiếp cũng dễ bị nhầm lẫn. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời củng cố kiến thức về cách nhận biết & cấu trúc câu bị động trong ngữ pháp Tiếng Anh nhé!
Câu Bị Động Passive Voice là gì?
Câu bị động (Passive Voice) là các câu nói mà chủ ngữ sẽ chịu tác động từ một đối tượng khác, tức là nó sẽ ở thế bị động, chứ không phải là thế chủ động. Và chúng ta hoàn toàn có thể biến đổi cách diễn đạt để chuyển từ 1 câu chủ động thành 1 câu bị động cực kỳ đơn giản, chẳng hạn như:
- Tôi đặt ly nước ở trên bàn -> Ly nước được đặt ở trên bàn (bởi tôi)
- Giám đốc đã duyệt bản kế hoạch đó -> Bản kế hoạch đó đã được duyệt (bởi giám đốc)
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng cần suy ngược từ câu chủ động thành câu bị động như thế, mà hoàn toàn có thể tự diễn đạt một sự vật/sự việc bất kỳ nào đó bằng câu bị động ngay từu đầu luôn cũng được, chẳng hạn như:
- Ngôi nhà đó đã được xây xong từ năm 1992 (ngôi nhà được xây, chứ không thể chủ động, tự xây)
- Chiếc laptop của tôi được sản xuất ở Mỹ (chiếc laptop được sản xuất, chứ nó không thể tự sản xuất ra nó)
- Quy trình làm việc đã được giám đốc đồng ý (quy trình được đồng ý, chứ nó không thể tự đồng ý)
- Đơn hàng không được giao đúng hạn (đơn hàng không thể chủ động tự giao, mà phải có người giao nó)
Cấu trúc chung của câu bị động trong Tiếng Anh
Sau khi hiểu rõ rằng như thế nào là câu bị động với các ví dụ cụ thể bằng Tiếng Việt, thì chắc hẳn bạn cũng thấy nó đơn giản, bình thường, chứ không có gì quá phức tạp, quan trọng là bây giờ mình sẽ ứng dụng trong Tiếng Anh như thế nào? Dưới đây là cấu trúc chung của câu bị động trong Tiếng Anh:
- S + be (chia theo các thì) + V3/ed
Chỉ cần 1 công thức chung duy nhất đó thôi, là đủ để sử dụng, áp dụng cho toàn bộ các câu bị động, bất kể rằng nó được diễn đạt ở thì hiện tại, tương lai hay quá khứ, bất kể rằng đó là thì đơn, tiếp diễn, hay hoàn thành, thì đều dùng chung cấu trúc ấy. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng giải đáp xem động từ to be chia theo các thì nghĩa là sao?
- Thì hiện tại đơn: am/is/are
- Thì hiện tại tiếp diễn: am/is/are being
- Thì hiện tại hoàn thành: have/has been
- Thì quá khứ đơn: was/were
- Thì quá khứ tiếp diễn: was/were being
- Thì quá khứ hoàn thành: had been
- Thì tương lai đơn: will be
- Thì tương lai tiếp diễn: will being
- Thì tương lai hoàn thành: will have been
Ví dụ câu bị động chia cụ thể theo từng thì khác nhau
Sau khi tìm hiểu qua cấu trúc chung của câu bị động, thì chúng ta sẽ cùng cụ thể hoá bằng các ví dụ được chia theo 9 thì phổ biến trong Tiếng Anh như sau:
- Thì hiện tại đơn: The book is laid on the table (quyển sách được đặt ở trên bàn)
- Thì hiện tại tiếp diễn: The goods are being loaded into the warehouse (hàng hoá đang được chất vào kho)
- Thì hiện tại hoàn thành: That store has been located here since 2010 (cửa hàng đó đã toạ lạc ở đây từ năm 2010)
- Thì quá khứ đơn: The house was sold to my father in 1990 (căn nhà đã được bán cho ba tôi vào năm 1990)
- Thì quá khứ tiếp diễn: The road was being flooded last summer (con đường đã bị ngập suốt mùa hè năm ngoái)
- Thì quá khứ hoàn thành: The plan had been approved before Nam gave it to me last month (kế hoạch đã được duyệt trước khi Nam đưa cho tôi vào tháng trước)
- Thì tương lai đơn: This book will be republished (quyển sách này sẽ được tái bản)
- Thì tương lai tiếp diễn: The festival will being held tomorrow night (Lễ hội sẽ đang được tổ chức vào tối mai)
- Thì tương lai hoàn thành: Documents will have been placed on the table before the boss will come tomorrow (tài liệu sẽ được đặt sẵn trên bàn trước khi sếp tới vào ngày mai)
Cách nhận biết câu bị động Passive Voice
Để nhận biết câu bị động trong Tiếng Anh, bạn chỉ cần nhìn vào cấu trúc câu của nó, nếu thấy động từ của nó có dạng chung theo cấu trúc “be + V3/ed) thì đích thị đó là câu bị động. Còn khi sử dụng trong văn nói, văn viết để xác định xem khi nào cần dùng câu bị động, hoặc khi làm bài test về chia thì/chia loại động từ với 4 đáp án A, B, C, D, thì cách chính xác nhất là bạn nên hiểu rõ nghĩa của câu đó, thì sẽ xác định đúng 100% rằng nên chọn đó là câu chủ động hay bị động. Tuy nhiên, cũng có 1 mẹo đơn giản, với độ chính xác tầm 80%, đó chính là với các câu mà không có tân ngữ phía sau, thì khả năng cao rằng đó là câu bị động, trừ một số động từ không cần tân ngữ như run, go, swim, sleep, fall, cry,… Cụ thể chúng ta sẽ điểm qua các ví dụ sau:
- The table (breaks/is broken) | Phía sau không có tân ngữ nên sẽ chọn dạng bị động.
- My money (has stolen/has been stolen) | Phía sau không có tân ngữ nên sẽ chọn dạng bị động.
- She …. (cried/was cried) | Dù phía sau không có tân ngữ nhưng đặc thù của động từ cry là không cần tân ngữ nên mình sẽ chọn đáp án là chủ động.
Nếu phía sau có các từ nối để mở ra một mệnh đề mới (dạng câu kép), hoặc có giới từ để kèm theo một cụm danh từ, thì đó không được xem là tân ngữ để làm dấu hiệu chọn câu bị động, chẳng hạn như:
- The table (breaks/is broken) by my sister | by my sister chỉ người đã làm hư cái bàn chứ không phải là tân ngữ mà động từ sẽ tác động tới, nên câu này vẫn chọn dạng bị động.
- Umbrellas (prepare/are prepared) in case it rains | in case it rains là một mệnh đề mới, một câu độc lập, không phải tân ngữ của động từ chính ở câu trước, nên câu này vẫn chọn dạng bị động.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ Câu Bị Động Passive Voice trong ngữ pháp Tiếng Anh là gì, cấu trúc cụ thể như thế nào, và điểm qua các ví dụ, kèm dấu hiệu nhận biết. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Công thức & cách phân biệt 3 loại Câu điều kiện IF trong ngữ pháp Tiếng Anh
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.