Home Hỏi đáp nhanh Tuần Sinh Hoạt Công Dân & Những Điều Sinh Viên Cần Hiểu Rõ

Tuần Sinh Hoạt Công Dân & Những Điều Sinh Viên Cần Hiểu Rõ

by Hoàng Khôi Phạm
Tuần Sinh Hoạt Công Dân & Những Điều Sinh Viên Cần Hiểu Rõ

Đối với những bạn tân sinh viên, khi mà mới lên đại học thì các em đâu có biết sinh hoạt công dân là gì, sao tự nhiên chưa có vô học, chưa gặp bạn bè trong lớp, mà đã phải tham gia một cái tuần gọi là sinh hoạt công dân. Nghe tới tên của nó mình cũng chẳng biết là sẽ làm gì ở trong hoạt động này, sinh hoạt là sao, sinh tập thể hay là sinh hoạt đội nhóm câu lạc bộ, rồi công dân thì nghe cũng có vẻ khá là nghiêm trọng, giống như là quyền công dân hay là những cái liên quan tới pháp luật, những chính sách quy định, đường lối Đảng, thì không biết thật thật sự là khi tham gia tuần sinh hoạt công dân, thì nội dung ở bên trong là gì? Bài viết này sẽ giúp tân sinh viên hiểu rõ những điều liên quan tới tuần sinh hoạt công dân.

Tuần sinh hoạt công dân là gì?

Sinh hoạt công dân là một chủ điểm mà tất cả sinh viên của các khóa đều phải tham gia ngay từ đầu năm học, và nhà trường cũng sẽ thông báo sẵn cái lịch cho sinh viên, thì các em chỉ cần nhìn theo lịch rồi tham gia thôi, thường nó sẽ kéo dài khoảng từ 3 cho tới 4 buổi, mỗi buổi sẽ kéo dài trong vòng khoảng từ 3 cho tới 4 tiếng, sinh viên sẽ tập trung trong hội trường lớn để nghe các thầy cô giới thiệu về những nội dung chính của tuần sinh hoạt công dân.

Tuần sinh hoạt công dân nói về các nội dung gì?

Đầu tiên, đương nhiên là không để thiếu những nội dung liên quan tới quy định của pháp luật, của nhà nước, để sinh viên hiểu được và có ý thức trách nhiệm như một người công dân trong đất nước Việt Nam.

Điều thứ 2, sẽ giới thiệu về những quy định, quy chế của nhà trường, nhất là đối với những bạn tân sinh viên, khi các em mới lên đại học cũng chưa nắm rõ được những quy chế liên quan tới cách tính điểm, như thế nào là bị rớt môn, như thế nào phải học lại, như thế nào bị hạ bằng đại học khi mình học lại quá 5% tổng số tín chỉ của chương trình học, thì tất cả điều đó sẽ đều có trong quy chế của trường được thông báo cho tân sinh viên biết ngay trong các buổi sinh hoạt công dân.

Vì thế, sinh viên cần nghiêm túc tham gia đầy đủ, tập trung lắng nghe để nắm bắt chính xác nhất những thông tin đó, nó rất quan trọng và ảnh hưởng tới xếp loại tốt nghiệp sau này của mình nữa, rồi theo tùy từng khóa thì nhà trường cũng có thể bổ sung thêm những nội dung khác, chẳng hạn như là đối với tân sinh viên, khi mà các em mới lên đại học còn quá nhiều điều mới lạ, các em không biết là điểm rèn luyện là gì, không biết như thế nào để đạt được học bổng, như thế nào để đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt ở trường đại học, thì nhà trường cũng sẽ giải đáp trong tuần sinh hoạt công dân luôn.

Ngoài ra, tuỳ từng năm học, từng đối tượng, mà nhà trường có thể linh động thêm các nội dung khác trong tuần sinh hoạt công dân, chẳng hạn như việc lựa chọn chuyên ngành, giới thiệu các ngành đào tạo, chuyện đi thực tập, làm khoá luận tốt nghiệp, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị CV và phỏng vấn việc làm,… đều là các chủ điểm thông tin hữu ích mà sinh viên nên tham gia và lắng nghe thật kỹ.

Bài thu hoạch sinh hoạt công dân là gì, rớt thì sao?

Thường thì sau khi kết thúc tuần sinh hoạt công dân, sinh viên cần làm một bài kiểm tra kiến thức, đó có thể là dạng form câu hỏi, vào trả lời là xong, nhưng cũng có thể sẽ khó hơn, rằng phải làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân như kiểu đi thi, được chia phòng thi và có giám thị. Các hình thức bài thu hoạch cũng sẽ khác nhau, hồi trước trường anh chỉ có một bài thu hoạch dạng tự luận thôi, chỉ cần đạt được từ 5 điểm trở lên là qua cái bài kiểm tra đó, qua cái bài thu hoạt sinh dân công dân đó, nếu mình bị điểm thấp hơn, chẳng hạn như là 3-4 trên thang điểm 10, thì sẽ bị trượt và phải làm lại.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường sẽ làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân dạng trắc nghiệm, khoảng tầm 50 câu và yêu cầu sinh viên phải hoàn thành được từ 40 câu trở lên, tức là đúng 40/50 câu trở lên thì mới qua được bài thu hoạch sinh hoạt công dân. Chính vì vậy, sinh viên cần cố gắng tham gia đầy đủ, nghiêm túc, tập trung lắng nghe, có những cái chỗ nào mình thấy nội dung quan trọng thì các em hãy ghi chú lại, để tới khi làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân thì mình cũng sẽ có những thông tin chính xác để làm bài cho nó đúng.

Tuần sinh hoạt công dân có bắt buộc không?

Bên cạnh các vấn đề trên, thì nhiều bạn sinh viên cũng thắc mắc là tuần sinh hoạt công dân có bắt buộc hay không? Các em thấy là ngồi tập trung trong hội trường lớn, rất là đông sinh viên, hơn 1000 bạn luôn, thì không biết trường có điểm danh hay không, ví dụ như mình trốn đi ra sớm hay là vô trễ thì có ai biết không, có ảnh hưởng gì không?

Thật ra tất cả đều có hết, tại vì một khi nhà trường đã thông báo và tổ chức một cách bài bản rồi, thì đương nhiên sẽ có điểm danh và khi điểm danh mà phát hiện ra sinh viên nào không tham gia, những bạn nào vắng thì sẽ có các chế tài liên quan, có biện pháp để phạt, chẳng hạn như các em sẽ bị trừ điểm rèn luyện khi mà bỏ không tham gia sinh hoạt công dân. Mà cũng khó bỏ, sau đó sinh viên cũng phải tham gia bù vào một buổi nào đó khác nữa, nên thôi mình cứ dành thời gian tham gia đúng theo quy định của trường, theo đúng lịch của trường, chứ đừng có bỏ hay cúp.

Bài viết này đã giúp tân sinh viên hiểu rõ hơn về tuần sinh hoạt công dân, các nội dung sẽ được trình bày, có bắt buộc không, đồng thời, giải đáp một vài thông tin về bài thu hoạch mà mình sẽ phải làm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Không hoàn thành tuần sinh hoạt công dân có được tốt nghiệp không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích