Home Hỏi đáp nhanh Tâm Lý Tiêu Cực, Bế Tắc Chuyện Học Tập – HSSV Làm Sao Để Giải Toả?

Tâm Lý Tiêu Cực, Bế Tắc Chuyện Học Tập – HSSV Làm Sao Để Giải Toả?

by Hoàng Khôi Phạm
Tâm Lý Tiêu Cực, Bế Tắc Chuyện Học Tập - HSSV Làm Sao Để Giải Toả?

HSSV dù tuổi đời còn nhỏ nhưng đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực vô hình, từ chuyện học hành, thi cử, cho tới áp lực đồng trang lứa khi bị so sánh với con nhà người ta, cộng thêm nhiều yếu tố khác từ hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nếu không biết kiểm soát cảm xúc, các em sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, mất kiểm soát, và có những hành vi đi quá xa, gây tổn hại cho bản thân. Nếu đang mắc kẹt trong tâm lý tiêu cực, bế tắc chuyện học tập, HSSV phải làm sao để giải toả?

>> Suy nghĩ bi quan, tiêu cực, tiềm ẩn những tác hại gì?

Áp lực nào khiến HSSV ngày càng bế tắc, tiêu cưc?

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rằng phải cố gắng học tốt, đạt điểm cao, như thế mới là con ngoan trò giỏi. Còn bạn nào không chịu học hành đàng hoàng, để bị điểm kém, thì là những đứa trẻ hư, ngỗ nghịch, khả năng cao sẽ phải đối mặt với những lời trách mắng từ phía phụ huynh. Chưa kể tới việc đến trường bị bạn bè chê cười, nói rằng mình học dốt, bất tài, vô dụng, sẽ khiến các em ngày càng tiêu cực hơn, mỗi ngày đi học như một cực hình, vừa không có hứng thú, vừa mệt mỏi, nặng đầu. Nếu kiến thức ở cấp 1, cấp 2 có phần đơn giản hơn, dù nhiều môn học cũng khó, nhưng học sinh vẫn vượt qua được. Nhưng khi lên cấp 3, lên đại học, khối lượng kiến thức sẽ vừa nhiều hơn, vừa phức tạp hơn, khiến những bạn có lực học chưa tốt sẽ càng stress hơn gấp bội, nhất là khi thấy bản thân liên tục bị điểm kém, dưới trung bình, rớt môn, nợ môn. Trong khi nhìn lại các bạn cùng lớp thì vẫn có những bạn được điểm giỏi, điểm khá.

Điều này khiến HSSV vốn đã tiêu cực, tự ti về bản thân, lại càng tiêu cực hơn gấp bội, nếu không có ai để chia sẻ, đồng cảm, không tìm được cách giải toả, thì các em sẽ dễ rơi vào tâm lý bế tắc. Càng học kém thì càng tự ti, tiêu cực, mà càng tiêu cực thì lại chẳng có tinh thần, tâm trí để tập trung học, kéo kết quả học ngày càng tệ hơn. Đây là một vòng lặp cực kỳ nguy hiểm, những bạn nào đang rơi vào tình trạng này cần sớm tìm cách để giải toả, vực dậy tinh thần, để bản thân có những suy nghĩ tích cực hơn, tránh tình trạng quá bế tắc và khiến mọi việc đi quá xa.

>> Người tiêu cực có thể thay đổi để trở nên tích cực không?

Tâm lý tiêu cực, bế tắc chuyện học tập – HSSV làm sao để giải toả?

Khi bản thân đang tiêu cực, HSSV sẽ khó lòng vực dậy tinh thần ngay lập tức, và càng không thể làm điều đó 1 mình. Cách tốt nhất là các em hãy chia sẻ điều này với những người xung quanh, chẳng hạn như gia đình, ba mẹ, anh chị em, bạn bè thân với mình. Ba mẹ dù khó tính tới mấy, dù đã từng buông lời trách mắng về kết quả học tập, nhưng dù sao đi nữa thì họ cũng luôn thương yêu con cái, nếu biết được con mình đang mắc kẹt trong tâm lý tiêu cực, bế tắc, thiếu sự đồng cảm từ gia đình, thì ba mẹ sẽ dần thay đổi, lắng nghe hơn, thấu hiểu hơn, sẽ cùng HSSV vượt qua được giai đoạn tiêu cực này. Hoặc nếu ngại chia sẻ với gia đình, hoặc thật sự cảm thấy ba mẹ đang quá khắt khe, sợ rằng có nói ra cũng không chắc được lắng nghe, thì HSSV vẫn có thể chia sẻ với bạn bè, chỉ cần 1 người bạn thân chịu lắng nghe, đồng cảm, đưa ra những lời khuyên tích cực và cùng giúp nhau tiến bộ hơn trong học tập, thì cũng có thể giúp HSSV tích cực hơn rất nhiều, vừa giải toả được về tâm lý, vừa đạt kết quả tốt trong chuyện học hành.

Đừng bao giờ cho rằng xung quanh mình chẳng còn ai để chia sẻ, không có ai chịu lắng nghe, đó là một suy nghĩ sai lầm và rất tiêu cực, sẽ khiến HSSV ngày càng thu mình lại, không muốn tiếp xúc với ai, luôn né tránh mọi người, và sẽ ngày càng mang tâm lý tiêu cực, bế tắc hơn. Và đương nhiên điều đó cũng chẳng giúp kết quả học tập của các em tốt lên được. Thực tế, dù chúng ta là ai, kết quả học tập đang như thế nào, thì vẫn nên là một người đặc biệt trong mắt chính mình, phải yêu thương bản thân, tin vào sức mạnh của nội tại, và hãy thử một lần chia sẻ những điều bức bối, khó khăn mà mình đang gặp phải với những người xung quanh, khả năng rất cao các em sẽ thấy thoải mái tinh thần ngay lập tức, ngay khi mình vừa mới mở lời chia sẻ, và có người chịu lắng nghe. Rồi dần dần, khi được gia đình, bạn bè thấu hiểu, động viên và giúp đỡ, thì kết quả học tập và tâm trạng của các em sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng tâm lý tiêu cực, bế tắc chuyện học tập – HSSV làm sao để giải toả? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Thành công hay hạnh phúc là mục tiêu quan trọng hơn?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích