Dù học hành chăm chỉ, nhưng vẫn có lúc bạn không biết làm bài, đọc câu trắc nghiệm xong không biết đáp án nào đúng. Lúc đó, đánh lụi là điều mà sinh viên mặc định sẽ làm. Nhưng khoan đã, đây không phải lúc phó mặc cho chuyện hên xui may rủi, mà thật sự đánh lụi cũng là 1 kỹ năng. Hãy cùng tìm hiểu xem đánh lụi trắc nghiệm thế nào để tăng xác suất đúng nhé!
>> Tips làm bài trắc nghiệm nhanh, điểm cao
Đừng lạm dụng chuyện đánh lụi trắc nghiệm
Trước khi điểm qua một số tuyệt chiêu giúp đánh lụi bách phát bách trúng, thì sinh viên cần hiểu rõ rằng đây là điều không khuyến khích, không được lạm dụng khi đi học. Không nên mắc bệnh thành tích, cố gắng lấy điểm cao trong khi chưa nắm vững kiến thức, vì điều đó sẽ cản trở cơ hội việc làm trong tương lai. Khi ra trường tìm việc, trong buổi phỏng vấn mà không trả lời tốt các câu hỏi về kiến thức, chuyên môn, thì làm sao công ty tin tưởng chọn mình vào làm việc? Vì thế, sinh viên hãy luôn trong tinh thầnh học hành chăm chỉ, nghiêm túc, chỉ khi nào bí quá, đề thi 60 câu, nhưng có 5-6 câu không biết làm thì mới đánh lụi, chứ đừng cho rằng đây là tuyệt chiêu để mình khỏi phải học bài. Dưới đây là 4 cách đánh lụi trắc nghiệm để tăng xác suất chọn đúng đáp án:
1. Loại trừ đáp án sai trước khi đánh lụi
Thông thường, đề thi trắc nghiệm sẽ có 4 đáp án. Nếu sinh viên vội vàng đánh lụi ngay từ đầu, thì xác suất đúng sẽ chỉ khoảng 25%. Tuy nhiên, nếu các em bình tĩnh, đọc đề, vận dụng những kiến thức mình đã biết để loại trừ đáp án sai, thì sẽ tăng xác xuất đánh lụi ngay đáp án đúng. Chẳng hạn như loại được 2 đáp án sai, thì chỉ cần đánh lụi giữa 2 phương án còn lại, lúc này xác suất sẽ tăng lên thành 50%, cao gấp đôi so với lúc đầu. Và đương nhiên để làm được điều này một cách chuẩn xác, thì sinh viên vẫn cần phải chăm chỉ học như chúng ta đã thống nhất ở phần trước, chứ nếu lười biếng, không học hành đàng hoàng, thì làm gì có cơ sở kiến thức để loại trừ đáp án sai? Khi không loại trừ được gì, thì lại quay về cách đánh lụi đại đại, với xác suất đúng rất thấp.
>> Cách đoán đáp án khi làm bài thi trắc nghiệm
2. Đáp án: Tất cả đều đúng, hoặc A & B đúng
Khi không biết nên chọn câu nào, một số sinh viên quyết định sẽ đánh lụi tất cả chung một đáp án. Chẳng hạn có 7 câu không biết làm, sinh viên sẽ chọn luôn 7 câu A, hoặc 7 câu B, cho đỡ mất công suy nghĩ. Nhưng thật ra đó cũng là 1 cách hên xui may rủi, không giúp sinh viên tăng được xác suất đánh lụi được đáp án đúng. Thay vào đó, các em nên ưu tiên những đáp án ghi rằng tất cả các câu đều đúng, hoặc câu A& B đúng, câu B & C đúng. Lâu lâu cũng sẽ bị đề thi gài bẫy, chưa chắc các câu này là đáp án chính xác, nhưng xét trên mặt bằng chung thì xác suất đúng khi đánh lụi theo cách này thường sẽ khá cao. Đồng thời, sinh viên cũng có thể kết hợp với phương pháp loại trừ để tăng khả năng làm bài đúng, ví dụ đã loại trừ được câu A, mà trong đáp án lại có B & C đúng, thì chọn luôn.
3. Đánh lụi đáp án trung tính, không khẳng định tất cả
Trong thực tế, hiếm có điều gì mang tính tuyệt đối, vì thế, nếu sinh viên làm bài thi trắc nghiệm mà thấy có câu nào khẳng định quá chắc chắn, với các từ khoá như luôn luôn, mọi, tất cả (trừ câu tất cả đều đúng), tuyệt đối, hoàn toàn, không bao giờ, không thể nào,… thì sinh viên nên bỏ qua, phân tích thêm các đáp án còn lại, vì thực chất những gì mang tính khẳng định tuyệt đối sẽ khó mà đúng được. Thay vào đó, các đáp án có phần trung tính hơn, mặc dù vẫn có khẳng định đúng/sai, nhưng nó không tới mức tuyệt đối, nên khả năng đúng sẽ cao hơn.
4. Không suy diễn quá mức, đừng overthinking
Khi làm bài thi trắc nghiệm, một số sinh viên rơi vào trường hợp làm xong bài mà vẫn còn nhiều thời gian, và đương nhiên các em muốn tận dụng triệt để quỹ thời gian của mình, không muốn phí phạm nó bằng cách ngồi chơi hoặc nộp bài sớm, lúc đó, sinh viên sẽ ngay lập tức nhìn lại danh sách những câu mình đã đánh lụi, chẳng hạn như có tổng 8 câu chưa chắc chắn đáp án, thì sẽ lôi ra để xem lại, phân tích lại, nhưng lại overthinking, suy diễn quá mức, cuối cùng lại chuyển từ đáp án đúng thành sai. Tới khi phát bài ra mới biết mình thì sẽ khá đáng tiếc. Vì thế, sinh viên hãy lưu ý thêm một điều rằng, mặc dù khi đi thi, khi làm bài trắc nghiệm, chúng ta cần vận dụng vốn kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, loại trừ, nhưng hãy dừng lại ở một mức độ thông thường, không nên overthinking quá mức.
Bài viết này đã điểm qua 4 cách đánh lụi trắc nghiệm giúp sinh viên tăng xác suất đúng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Cách học để sinh viên không bị rớt môn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.