Home Công việc 5 Tiêu Chí Để Đánh Giá Kinh Nghiệm Làm Việc Của Ứng Viên

5 Tiêu Chí Để Đánh Giá Kinh Nghiệm Làm Việc Của Ứng Viên

by Hoàng Khôi Phạm
5 Tiêu Chí Để Đánh Giá Kinh Nghiệm Làm Việc Của Ứng Viên

Kinh nghiệm làm việc là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Tiêu chí này sẽ được xem xét và làm rõ trong cả vòng CV lẫn vòng phỏng vấn. Chính vì thế, để gia tăng khả năng trúng tuyển của bản thân, ứng viên cần phải làm cho nhà tuyển dụng thấy ấn tượng với kinh nghiệm làm việc của mình. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua 5 tiêu chí để đánh giá kinh nghiệm làm việc của ứng viên nhé, các tiêu chí này được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên chứ không theo một ưu tiên nào cả.

>> 6 tiêu chí đánh giá ứng viên khi phỏng vấn mà bạn nên biết

1. Đánh giá kinh nghiệm làm việc qua số năm kinh nghiệm

Điều đầu tiên và đơn giản nhất để nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm của ứng viên chính là nhìn vào số năm kinh nghiệm. Đây cũng là một trong những tiêu chí phổ biến, được nêu rõ trong mô tả công việc để sàng lọc CV của ứng viên. Tức là nếu công việc yêu cầu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm, thì tất cả ứng viên dưới 3 năm kinh nghiệm sẽ bị loại ngay từ vòng sàng lọc hồ sơ.

Số năm kinh nghiệm không thể hoàn toàn phản ánh kinh nghiệm làm việc của mỗi người, tuy nhiên, nó cũng là điều kiện cần có để đảm bảo ứng viên sẽ đáp ứng được một số tiêu chuẩn về kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần. Chẳng hạn như có những ứng viên có năng lực rất tốt vẫn bị từ chối vì công ty đang tuyển dụng vị trí leader cần có 3 năm kinh nghiệm để đảm bảo rằng người đó đủ cứng, đủ kinh nghiệm và chuyên môn để hoàn tất vai trò của mình. Tất nhiên không phải càng nhiều năm kinh nghiệm thì càng giỏi, nó chỉ là điều kiện sàng lọc ban đầu. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể đào sâu hơn về kinh nghiệm của ứng viên trong buổi phỏng vấn để đảm bảo người đáp đáp ứng đủ những yêu cầu mà công ty cần.

2. Những công việc mà ứng viên thành thạo

Yếu tố tiếp theo mà nhà tuyển dụng thường dựa vào để đánh giá kinh nghiệm làm việc của ứng viên chính là những công việc mà ứng viên thành thạo. Bạn có thể làm thành thạo và hoàn thành tốt những đầu việc nào? Hãy show cho nhà tuyển dụng thấy được những điều đó trong CV và cả trong buổi phỏng vấn nữa.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ chọn lọc ra những đầu việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển (thường được nêu rõ trong mô tả công việc) để biến mình trở thành ứng viên phù hợp nhất với vị trí đó. Đừng mải mê kể lể ra quá nhiều việc không liên quan, vì nó sẽ khiến nhà tuyển dụng bị rối và cho rằng bạn nói lan man, không đi vào trọng tâm, không thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý rằng chỉ đề cập đến những việc mà bạn thành thạo và có thể hoàn thành tốt, chứ đừng nói tới những việc mà bạn chỉ biết sơ sơ và chưa chắc sẽ làm tốt được.

>> Không có mối quan hệ có bất lợi khi xin việc không?

3. Những thành tựu trong công việc

Tiếp theo, nhà tuyển dụng cũng có thể dựa vào những thành tựu trong công việc để đánh giá kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Nếu ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, bạn hãy nêu bật các thành tựu của mình trong CV, chẳng hạn như thuộc top doanh thu cao của công ty, đạt giải best sales, nhân viên có doanh thu bứt phá, team sales có doanh thu cao nhất tháng,… Chính những thành tựu này sẽ là minh chứng đáng tin cậy nhất để nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm làm việc và năng lực làm việc của bạn.

Còn nếu một người luôn nói tốt về bản thân mình, cho rằng mình có thể làm được rất nhiều việc và luôn làm tốt mọi công việc được giao, nhưng lại không kể ra được những thành tựu mà mình đã đạt được trong quá khứ, thì đó cũng chỉ là những lời nói suông, không dẫn chứng, không có sự tin cậy, nhà tuyển dụng chỉ nghe cho có chứ thật sự không hề tin lắm. Chính vì thế, bạn đừng cho rằng kể về các thành tựu trong công việc là khoe khoang, mà hãy nghĩ rằng đó là điều cần thiết để chứng minh năng lực của mình với nhà tuyển dụng.

4. Đánh giá kinh nghiệm làm việc qua chức vụ ở công ty cũ

Yếu tố tiếp theo để đánh giá kinh nghiệm làm việc chính là chức vụ ở công ty cũ, đặc biệt là khi ứng viên từng giữ các vai trò như quản lý, trưởng nhóm, trưởng phòng, phó phòng, giám đốc,… Chức vụ sẽ phản ánh rất lớn về kinh nghiệm làm việc, vì những người có chức vụ cao thường sẽ rất vững chuyên môn và linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc. Họ cũng sẽ thường ít khi để xảy ra sai sót trong công việc và sẵn sàng đương đầu với các công việc nhiều áp lực, thử thách.

Bên cạnh đó, khi đã từng ở các vị trí quản lý, thì chắc chắn ứng viên sẽ có kỹ năng lãnh đạo nhóm tốt, tức là sẽ biết cách phân chia công việc sao cho hợp lý, giúp các thành viên trong nhóm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để ngày càng tiến bộ hơn, và cũng kịp thời hỗ trợ, giúp mọi người trong nhóm xử lý các vấn đề phát sinh để giúp nhóm đạt kết quả công việc tốt nhất. Thật sự, kỹ năng lãnh đạo nhóm là điểm cộng rất lớn trong kinh nghiệm làm việc.

5. Đánh giá kinh nghiệm làm việc qua quy mô của công ty cũ

Một yếu tố nữa để đánh giá kinh nghiệm làm việc chính là quy mô của công ty cũ. Những ứng viên từng làm trong các công ty lớn, tập đoàn nước ngoài, với quy mô lên đến hàng trăm, hàng ngàn nhân sự, chắc chắn sẽ có cách làm việc cực kỳ bài bản, quy trình làm việc rõ ràng, luôn biết cách sắp xếp, quản lý công việc sao cho logic, khoa học và hợp lý nhất. Đồng thời, họ cũng sẽ có tác phong làm việc chuyên nghiệp và tuân thủ deadline hơn những ứng viên chỉ mới làm ở các công ty nhỏ. Chính vì thế, nếu từng làm việc trong các công ty quy mô lớn và có danh tiếng, thì bạn đừng quên làm nổi bật chúng ở trong CV ứng tuyển nhé. Nó sẽ gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng về kinh nghiệm làm việc của bạn đấy.

>> 5 sai lầm chết người khi trả lời phỏng vấn khiến bạn mất cơ hội việc làm

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích