Có thể bạn nghĩ rằng có rất ít công ty bóc lột sức lao động của nhân viên, vì nếu họ làm thế thì nhân viên sẽ rủ nhau nghỉ hết. Nhưng trên thực tế, vẫn có không ít trường hợp nhân viên bị bóc lột sức lao động khi đi làm, vào làm việc rồi mới thấy công việc không như mình hình dung ban đầu. Để tránh mất thời gian vào những công ty như thế, bạn có thể tham khảo trước 5 dấu hiệu cho thấy công ty bóc lột sức lao động nhân viên ở bên dưới. Hoặc nếu bạn đang đi làm và cảm thấy có vẻ như mình đang bị bóc lột sức lao động, thì hãy cùng kiểm tra xem có đúng như vậy không nhé!
>> Trả lời thế nào khi được hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ?
1. Bóc lột sức lao động: Làm thêm giờ như một điều hiển nhiên
Bất kỳ công ty nào cũng đều quy định rõ về thời gian làm việc trong hợp đồng lao động, tất nhiên thời gian làm việc này cũng cần tuân thủ theo luật lao động, tức là thời gian làm việc chính thức sẽ không vượt quá 48 giờ/tuần, tương đương với tối đa 6 ngày/tuần. Trên thực tế, một số công ty ký hợp đồng một đằng, nhưng lại làm một nẻo, tức là bắt nhân viên phải thường xuyên làm thêm giờ và xem như đó là một điều hiển nhiên, là trách nhiệm mà nhân viên phải làm, nếu không thì sẽ bị đánh giá xấu, bị xem là nhân viên lười biếng, không chăm chỉ, không cố gắng làm việc.
Hãy thử tưởng tượng vào ngày chủ nhật, tự nhiên sếp nhắn tin hỏi “Sao công việc nhiều mà em không đi làm?” thì bạn sẽ cảm thấy thế nào. Đây chính là dấu hiệu rõ rệt của việc bóc lột sức lao động của nhân viên một cách trắng trợn, không thể chấp nhận được. Tất nhiên, bạn cần tránh xa các công ty này càng xa càng tốt.
2. Bóc lột sức lao động: Làm thêm giờ không trả thêm lương
Sự việc sẽ càng tồi tệ hơn nếu như bạn phải thường xuyên làm thêm giờ mà không được trả thêm lương. Đồng ý rằng nhân viên đi làm nên tập trung nhiều hơn cho công việc, không nên cứ chăm chăm vào mức lương, đòi hỏi quyền lợi cho mình. Nhưng 1 lần, 2 lần thì có thể bỏ qua, chứ làm sao làm không công mãi được. Làm thêm giờ mà không trả thêm lương chính là hành vi bóc lột sức lao động của nhân viên, các công ty đàng hoàng sẽ không bao giờ làm thế, và tất nhiên điều đó cũng đang vi phạm luật lao động.
Nếu rơi vào trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn có quyền yêu cầu công ty trả đủ lương làm thêm giờ cho mình, với cách tính lương làm thêm giờ theo đúng quy định của luật lao động, chứ đừng ngậm ngùi im lặng rồi chịu thiệt thòi nhé, điều đó chỉ càng làm bạn thêm ức chế trong công việc thôi.
3. Thường xuyên phải mang công việc về nhà
Mang công việc về nhà là một điều bình thường, chỉ đơn giản là vì ở công ty mình chưa giải quyết xong thì mình sẽ mang về nhà để làm tiếp khi công việc đó đang cấp bách, cần hoàn thành gấp. Nhưng nếu tần suất mang công việc về nhà quá nhiều thì lại là một vấn đề khác. Đó cũng chính là một hình thức bóc lột sức lao động của nhân viên. Bạn càng siêng năng, chăm chỉ, không ngại mang việc về nhà, thì công ty càng lấn tới, càng giao nhiều việc hơn, riết rồi bạn lúc nào cũng bị cuốn vào vòng xoáy công việc, ở nhà mà cũng không yên.
>> Trả lời phỏng vấn: Bạn có phải con người của công việc không?
4. Công việc nhiều mà không tuyển thêm người
Một biến tấu khác của hình thức bóc lột sức lao động với khối lượng công việc lớn chính là công việc nhiều mà không tuyển thêm người. Chẳng hạn như khối lượng công việc đó lúc trước có tới 3 nhân viên cùng phụ trách, sau đó có 1 người nghỉ việc, nhưng chờ mãi chẳng thấy công ty tuyển thêm người, khiến 2 nhân viên còn lại phải còng lưng gánh phần việc của cả 3 người. Rõ ràng là công ty đang bóc lột sức lao động của nhân viên rồi, chỉ trả lương cho 2 người nhưng lại yêu cầu làm khối lượng công việc của 3 người. Nếu trường hợp này kéo dài thì sớm muộn gì 2 nhân viên kia cũng nghỉ việc luôn, vì họ sẽ cảm thấy bị bóc lột, đồng thời, tự thấy rằng mình không thể hoàn thành tốt công việc với khối lượng quá lớn như vậy.
5. Chèn ép mức lương, trả lương thấp, trừ lương vô tội vạ
Mức lương sẽ phản ánh giá trị mà bạn đóng góp cho công ty, tức là bạn càng giỏi, càng đảm nhiệm được nhiều công việc phức tạp, kết quả làm việc càng tốt thì mức lương của bạn sẽ càng cao. Thế nhưng vẫn có những trường hợp bạn xui rủi apply vào những công ty trả lương không tương xứng với giá trị mà mình mang lại, tức là trả lương thấp, chèn ép mức lương, thậm chí là đưa ra rất nhiều quy định khắt khe để trừ lương, hạ thấp bậc lương của bạn nếu vi phạm các quy định đó. Đây cũng chính là một dấu hiệu khá phổ biến của việc bóc lột sức lao động của nhân viên. Trong trường hợp này, cách giải quyết đơn giản nhất là bạn nên tìm một công ty khác, trả lương xứng đáng hơn, đối xử công bằng với nhân viên hơn, chứ đã cố gắng làm việc mà cuối tháng lại còn bị trừ lương, hạ bậc lương thì thật tệ.
Trên đây là 5 dấu hiệu cho thấy công ty bóc lột sức lao động của nhân viên, nếu bạn thấy công ty của mình đang có một hoặc một số dấu hiệu kể trên thì bạn nên hành động ngay lập tức, không nên tiếp tục nhẫn nhịn để mình bị chèn ép. Bạn có thể nói thẳng thắn với công ty để điều chỉnh lại sao cho hợp lý, hoặc bạn cũng có thể nghỉ việc để tìm kiếm một công ty tốt hơn, với một môi trường làm việc phù hợp hơn.
>> Phải làm sao khi đi làm lâu năm mà không được tăng lương?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.