Home Công việc Nỗ Lực Làm Việc Nhưng Không Được Cấp Trên Công Nhận Thì Phải Làm Sao?

Nỗ Lực Làm Việc Nhưng Không Được Cấp Trên Công Nhận Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Nỗ Lực Làm Việc Nhưng Không Được Cấp Trên Công Nhận Thì Phải Làm Sao?

Thà mình lười biếng, không tập trung làm việc, thì lúc đó cấp trên khiển trách, thậm chí không công nhận kết quả làm việc của mình là điều hết sức bình thường. Nhưng sẽ cực kỳ ức chế, khó chịu, khi bạn cảm thấy mình đang chăm chỉ, nỗ lực làm viẹc nhưng không được cấp trên công nhận. Bạn cảm thấy cấp trên chỉ nhìn vào những điều chưa tốt, rồi gạt bỏ hết những nỗ lực của bạn, vậy khi đó bạn phải làm sao?

>> Bất mãn với cấp trên trong công việc thì phải làm sao?

Bạn đã nỗ lực làm việc như thế nào?

Trước khi làm mọi chuyện rùm beng, trước khi đứng lên “bật sếp”, thì bạn cần phải nhìn lại xem trên thực tế mình đã nỗ lực làm việc như thế nào. Mỗi ngày đi làm 8 tiếng, bạn đã hoàn thành những công việc gì, có đúng deadline không, chất lượng công việc như thế nào, kết quả làm việc có đáp ứng đúng mục tiêu mà cấp trên kỳ vọng hay không… Vì có những lúc nỗ lực làm việc thôi thì vẫn chưa đủ, vì cấp trên thường sẽ quan tâm đến kết quả làm việc và chất lượng công việc hơn, chứ họ sẽ ít khi quan tâm đến việc bạn đã làm gì, dành bao nhiêu thời gian để làm việc…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhìn lại xem mình có chủ động trong công việc chưa, bạn sẽ luôn tự giác làm việc hay là khi nào cấp trên tạo áp lực hoặc treo phần thưởng thì bạn mới nỗ lực làm việc? Nếu bạn có sự chủ động trong công việc, luôn tự giác hoàn thành tốt những công việc của mình, thì đúng là bạn đang có sự cố gắng, nỗ lực làm việc. Nhưng vì sao cấp trên lại chưa công nhận những điều ấy? Liệu cấp trên có thật sự bất công với bạn?

>> Chăm chỉ làm việc nhưng kết quả không tốt thì phải làm sao?

Cấp trên có thật sự bất công với bạn?

Trước khi kết luận rằng cấp trên đang bất công với bạn, không chịu công nhận nỗ lực làm việc của bạn, thì bạn cần phải có sự cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng. Đồng ý rằng bạn tự thấy mình có sự cố gắng, nỗ lực trong công việc và có kết quả làm việc tốt. Nhưng hãy thử so sánh những nỗ lực và kết quả làm việc của bạn với những đồng nghiệp xung quanh xem sao, liệu bạn có đang nổi trội hơn họ, hay là bạn đang còn chưa tốt bằng họ, vì có thể cấp trên đang so sánh sự nỗ lực giữa các nhân viên với nhau. Ngoài ra, bạn hãy thử nhớ lại xem lúc phỏng vấn, bạn có hứa hẹn, có khiến cấp trên kỳ vọng nhiều về mình không, và bạn đã đáp ứng tốt những kỳ vọng ấy chưa, vì nếu khi phỏng vấn bạn nói rất hay, nhưng trên thực tế lại chỉ thể hiện được 80% – 90% những điều đó, thì thật sự chưa đủ trọn vẹn để cấp trên phải công nhận nỗ lực làm việc của bạn.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình làm việc tại công ty từ trước đến nay, bạn đã học hỏi được những gì, có tiếp thu tốt những gì được cấp trên training, hướng dẫn hay không, năng lực làm việc bạn đã tiến bộ ra sao, hay là bạn cũng có nỗ lực làm việc nhưng thật sự lại chưa có tiến bộ, chưa có bứt phá trong công việc. Chẳng hạn như bạn là nhân viên kinh doanh, công ty đặt ra mục tiêu bạn phải mang về doanh thu 300 triệu/tháng, và bạn nỗ lực để đạt được điều đó. Nhưng trong suốt 1 năm làm việc, dù đạt KPI nhưng bạn cứ dậm chân tại chỗ ở mức đó, không có sự bứt phá dù được cấp trên training rất nhiều, thì thật sự là cấp trên có quyền không công nhận nỗ lực làm việc của bạn.

Khiến cấp trên tâm phục, khẩu phục với nỗ lực của bạn

Sau khi làm rõ mọi vấn đề, dù thế nào đi nữa thì cách giải quyết tốt nhất chính là bạn hãy khiến cấp trên phải tâm phục, khẩu phục với những nỗ lực làm việc của bạn. Thay vì huyên thuyên giải thích, kể lể với cấp trên rằng bạn đã cố gắng như thế nào, cố gắng ra sao, rồi trách họ sao chưa công nhận những nỗ lực của bạn, thì bạn hãy dùng hành động để chứng minh. Đầu tiên, bạn hãy nhìn lại xem bản thân mình còn những thiếu sót gì, mình nên trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng mềm nào, để có thể hoàn thành công việc tốt hơn.

Hãy trau dồi ngay những điều đó, để cấp trên thấy được sự cố gắng của bạn và thấy bạn ngày càng tiến bộ hơn trong công việc. Tiếp theo, bạn hãy nhìn vào những đồng nghiệp giỏi, những nhân viên xuất sắc trong công ty để lấy động lực, để cố gắng phấn đấu, nỗ lực hết mình để có thể mang lại kết quả công việc tốt như họ. Hãy dành 100% sự cố gắng để làm việc, đừng bao giờ nỗ lực ở mức 80% – 90% rồi tự cho rằng mình đã cố gắng đủ rồi. Sau một thời gian, chắc chắn cấp trên sẽ nhận ra sự thay đổi của bạn và sẽ sớm công nhận nỗ lực làm việc của bạn. Chúc bạn thành công!

>> 3 cách giúp bạn hạn chế tối đa sai sót trong công việc

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích