Home Công việc Xung Đột Với Đồng Nghiệp Và Cách Giải Quyết Khéo Léo

Xung Đột Với Đồng Nghiệp Và Cách Giải Quyết Khéo Léo

by Hoàng Khôi Phạm
Xung Đột Với Đồng Nghiệp Và Cách Giải Quyết Khéo Léo

Khi đi làm, đa số chúng ta sẽ khá thân thiện với đồng nghiệp xung quanh, thậm chí có khi còn cực kỳ gắn kết với nhau như những người bạn, những người anh em thân thiết. Nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng màu hồng, trong công ty cũng sẽ có những đồng nghiệp mà bạn không có thiện cảm, thường xuyên xung đột với nhau, hoặc thậm chí những đồng nghiệp thân thiết cũng có thể sẽ xung đột với nhau vì rất nhiều lý do. Khi đó, bạn cần phải là người tỉnh táo, sáng suốt và xử lý xung đột với đồng nghiệp một cách khéo léo, tránh việc để mâu thuẫn tăng cao, rồi biến thành cuộc chửi lộn, xô xát trong công ty.

>> Khơi mào mâu thuẫn trong công sở và những hậu quả khôn lường

Những lý do khiến bạn xung động với đồng nghiệp

Xung đột với đồng nghiệp có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, có những xung đột âm ỉ suốt một thời gian rồi bùng phát, cũng có những xung đột diễn ra một cách bất thình lình. Dưới đây là một số lý do thường gặp:

  • Mâu thuẫn về lợi ích: Trong cùng một phòng ban, những nhân viên cùng vị trí với nhau có thể sẽ mâu thuẫn về lợi ích với nhau, chẳng hạn như cùng là nhân viên kinh doanh, khách hàng mua của người này, nhưng không mua của người kia trong khi cả hai đều cố gắng follow khách, thì sẽ xảy ra xung đột. Hoặc khác phòng ban cũng sẽ có mâu thuẫn về lợi ích, vì sao công ty ưu ái phòng ban kia hơn mình, vì sao phòng ban kia lại được lương thưởng quá ngất ngưỡng trong khi mình lại không được,…
  • Bất đồng quan điểm: Càng làm việc chung nhiều thì càng dễ xảy ra bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, vì mỗi người sẽ có những suy nghĩ khác nhau, quan điểm khác nhau, cách làm việc khác nhau,… và có những lúc chúng ta luôn cho rằng mình đúng và không muốn thoả hiệp khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp. Bùm! Xung đột xảy ra!
  • Chia bè kết phái: Trong công ty, mọi người thường sẽ chia thành nhóm này nhóm kia để chơi với nhau, đó là chuyện bình thường, nhưng sẽ có những trường hợp chia bè kết phái một cách trắng trợn, thậm chí là nhóm này đối đầu nhóm kia, luôn tìm mọi cơ hội để bới móc nhau, xung đột với nhau.
  • Chuyện bé xé ra to: Chẳng ai hoàn hảo cả, ai cũng sẽ có lúc sai sót trong công việc, hoặc vô tình làm gì đó khiến đồng nghiệp không vừa mắt. Có những chuyện nhỏ xíu, có thể nhắm mắt bỏ qua, nhưng chúng ta lại chuyện bé xé ra to, nói qua nói lại, rồi tự dưng gây gổ với đồng nghiệp luôn.

>> 3 cách xử lý mâu thuẫn cực tốt mà bạn nên học hỏi

Giữ bình tĩnh khi xung đột với đồng nghiệp

Khi xung đột với người khác, chúng ta thường sẽ có xu hướng mất bình tĩnh, thậm chí thốt ra những lời nói thô tục và có những hành động không hay cho lắm. Nhưng khi mâu thuẫn với đồng nghiệp thì bạn cần giữ bình tĩnh, vì ít ra mình cũng đang ở trong công ty, có camera ghi hình, xung quanh còn có nhiều đồng nghiệp khác đang chứng kiến, thậm chí có thể cấp trên của bạn cũng đang có mặt.

Bên cạnh đó, nếu thiếu bình tĩnh và để xảy ra xô xát với đồng nghiệp ngay trong công ty, thì cả đôi bên sẽ bị kỷ luật, thậm chí có thể bị sa thải và phải làm việc với cảnh sát vì có lời nói, hành vi không đúng mực trong công ty. Chính vì thế, lúc đó mặc dù rất tức giận, nhưng bạn vẫn phải kiềm chế lại. Hãy nói chuyện đàng hoàng, lịch sự, không lớn tiếng, không văng tục, chửi thề, không đụng tay đụng chân, không xô xát khi xung đột với đồng nghiệp.

Hoà giải với đồng nghiệp vì mình còn làm việc chung

Bạn muốn có thêm một người bạn hay có thêm một kẻ thù trong công ty? Khi xảy ra xung đột, dù với bất kỳ lý do gì, thì hãy bình tĩnh cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và hoà giải với đồng nghiệp, vì khi đó ai thắng ai thua sẽ không quan trọng, mà điều quan trọng là đôi bên sẽ vẫn còn làm chung công ty và gặp mặt nhau mỗi ngày, không nên để việc xung đột đó khiến mỗi ngày đi làm mình đều cảm thấy bực bội, khó chịu khi nhìn mặt đối phương.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không biết trước được rằng trong tương lai mình phải nhờ sự hỗ trợ gì từ đối phương, lỡ trong tương lai mình có điều gì cần họ trợ giúp, cùng phối hợp trong công việc thì sao? Nếu như bây giờ xung đột với đồng nghiệp và không chịu hoà giải, thì trong tương lai họ có chịu hỗ trợ bạn khi bạn cần không? Khó đấy, căng đấy, nên tốt nhất là bạn nên hoà giải, vì bạn, và vì công việc của bạn. Trừ khi đối phương không có thiện chí hoà giải, thì bắt buộc bạn phải trình bày sự việc lên cấp trên, để công ty có hướng xử lý phù hợp.

Vậy là khi lỡ xảy ra xung đột với đồng nghiệp thì bạn cũng đã biết cách để kiềm chế và cố gắng hoà giải rồi. Hãy giữ môi trường làm việc của mình lành mạnh, với những đồng nghiệp luôn hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ nhau, tránh trường hợp để xung đột tùm lum với hết người này tới người khác nhé!

>> 4 cách giúp bạn ngăn ngừa mâu thuẫn trong công sở

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích