Khi đi học, ai cũng muốn mình được điểm cao, có kết quả học tập tốt, xếp loại học lực giỏi… Nhưng có bao giờ các em tự hỏi rằng sinh viên đại học cố gắng đạt điểm cao để làm gì chưa? Điểm cao có ăn được không? Nó sẽ giúp ích gì cho mình mà mình phải mệt mỏi theo đuổi như thế? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!
>> Làm thế nào để sinh viên thi cuối kỳ được điểm 10?
Phụ huynh kỳ vọng các em được điểm cao
Thật ra việc cố gắng đạt điểm cao nó đã tồn tại từ các lớp dưới, chứ không phải khi lên tới đại học thì các em mới bắt đầu hành trình chinh phục điểm số. Mà hồi còn nhỏ, lớp 1, lớp 2, thì các em cũng đâu có nghĩ gì sâu xa, chỉ đơn giản là phụ huynh kỳ vọng rằng con em mình sẽ được điểm cao, luôn nhắc nhở các em rằng phải cố gắng học tập, đạt điểm 9, điểm 10 thì sẽ được thưởng cái này, cái kia. Vô tình điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, nên khi lên tới đại học thì các em vẫn cố gắng học tập để đạt điểm cao như một lẽ đương nhiên.
Điểm cao là niềm tự hào của sinh viên đại học
Tuy nhiên, khi lên đại học, sinh viên sẽ có nhận thức rõ hơn về khái niệm “năng lực bản thân”, các em sẽ có nhu cầu chứng minh rằng mình có năng lực tốt, mình giỏi, mình tự hào về những thành tích mà mình đạt được trong học tập. Khi đó, việc cố gắng đạt được điểm cao không chỉ dừng lại ở kỳ vọng của phụ huynh nữa, mà đó còn chính là kỳ vọng mà các em tự đặt ra cho bản thân mình. Điểm cao chứng tỏ rằng các em chăm chỉ, có năng lực học hỏi tốt, là niềm tự hào của sinh viên đại học. Ngoài ra, việc đạt điểm số tốt cũng giúp sinh viên đại học gia tăng cơ hội được nhận học bổng trong mỗi học kỳ, đó thật sự chính là một thành tích lớn, xứng đáng để các em nỗ lực, cố gắng theo đuổi.
>> Học tài thi phận là gì? Làm sao để bài thi được điểm cao?
Điểm cao đồng nghĩa với việc nắm vững kiến thức
Bên cạnh việc điểm cao là niềm tự hào của sinh viên và phụ huynh, thì nó cũng đồng nghĩa với việc sinh viên đại học đã nắm vững kiến thức của các môn học, đặc biệt là các môn chuyên ngành nâng cao, phức tạp. Khi có kiến thức thì các em sẽ có rất nhiều lợi thế khi ra trường xin việc, vì nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ quan tâm tới học lực, kiến thức của sinh viên mới ra trường. Những bạn nào ham học hỏi, chủ động học tập, đạt kết quả học tập tốt, điểm cao, vững kiến thức chuyên ngành, thì tất nhiên sẽ tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng khi ứng tuyển việc làm.
Tất nhiên, để đạt điểm cao để nắm vững kiến thức ở đại học là một điều không hề dễ dàng, đòi hỏi sinh viên phải cực kỳ cố gắng, nỗ lực, tập trung học tập, chăm chỉ làm bài tập, ôn thi kỹ lưỡng,… và đây là điều không phải ai cũng làm được, nên những bạn nào làm được thì chắc chắn đó sẽ là lợi thế cạnh tranh cực lớn khi xin việc và đi làm sau này.
Điểm cao giúp sinh viên ra trường mở rộng cơ hội việc làm
Thật vậy, điểm cao sẽ giúp sinh viên mới ra trường gặp rất nhiều thuận lợi khi ứng tuyển, nó sẽ giúp CV của các em thăng hạng, nhận được điểm cộng khi nhà tuyển dụng sàng lọc CV xin việc. Rồi đến khi phỏng vấn, nếu các em trả lời trơn tru những câu hỏi liên quan đến kiến thức chuyên ngành, thì khả năng trúng tuyển chắc chắn sẽ nằm trong tầm tay. Rồi khi vào công ty làm việc, chính những kiến thức mà mình đã nắm vững sẽ là nền tảng và cơ sở vững chắc để sinh viên nhanh chóng làm quen, thích nghi với công việc và tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, hạn chế tối đa những sai sót trong công việc. Tức là việc sinh viên đạt điểm cao không chỉ dừng lại ở việc mình sẽ tự hào ở thời điểm hiện tại, mà nó còn tác động rất lớn tới cơ hội việc làm sau này, là nền tảng vững chắc để mình hoàn thành tốt công việc và toả sáng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khi mình có kiến thức, có năng lực, thì mình sẽ càng tiến gần hơn tới cánh cửa thành công!
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng sinh viên đại học cố gắng đạt điểm cao để làm gì? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Cố gắng học tốt nhé!
>> 6 lưu ý để sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.