Chúng ta thường hay nghe nói về cụm từ “làm việc có tâm”, nhưng cũng chưa hình dung được rõ rằng như thế nào là có tâm, và điều đó mang lại cho mình những lợi thế nào trong công việc. Chính vì thế, một số người vẫn còn khá hời hợt với công việc, hoàn thành công việc trong vô thức chứ chưa thật sự tập trung, đi làm chỉ mong mau tới giờ về,… đó là một thực trạng không mấy tốt đẹp và sẽ hạn chế cơ hội thăng tiến trong tương lai. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu làm việc có tâm là như thế nào, làm việc bằng cái tâm mang lại cho bạn những lợi thế nào?
>> Cách gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc
Làm việc có tâm là như thế nào?
Làm việc có tâm là đặt tâm trí mình vào trong công việc, bất kỳ công việc nào mà bạn đảm nhiệm cũng đều cần tập trung cao độ để hoàn thành một cách tốt nhất. Đồng thời, người làm việc bằng cái tâm sẽ cực kỳ kỹ lưỡng, cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ nhất, nhằm hoàn thành công việc với kết quả chỉn chu, vượt ngoài mong đợi. Đồng thời, họ sẽ không có tâm lý đổ lỗi, mà sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về những sai sót của bản thân khiến công việc không được hoàn thành tốt như kỳ vọng. Ngày nay, hầu hết doanh nghiệp đều luôn muốn tìm kiếm nhân viên làm việc bằng cái tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ phát triển và thăng tiến trong công việc nếu duy trì được phong độ làm việc tốt.
Làm việc bằng cái tâm mang lại cho bạn những lợi thế nào?
Sau khi hiểu rõ làm việc có tâm là như thế nào, thì chúng ta sẽ cùng điểm qua những lợi thế mà làm việc bằng cái tâm sẽ mang lại cho bạn. Đầu tiên, nó sẽ giúp bạn trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình, giúp bạn nâng cao năng lực bản thân, vì mỗi lần đảm nhiệm bất kỳ công việc nào thì bạn cũng sẽ cực kỳ tập trung, làm việc bằng cái tâm, thì tất nhiên bạn cũng sẽ tự học hỏi và tích luỹ cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm quý báu.
Tiếp theo, làm việc có tâm sẽ giúp bạn trở thành ngôi sao sáng, là nhân viên xuất sắc trong công ty, vì một khi mình tập trung làm việc, chú trọng hiệu quả công việc thì chắc chắn bạn sẽ duy trì được phong độ làm việc tốt và ổn định. Chính điều đó sẽ tạo cho cấp trên cảm giác yên tâm tuyệt đối khi giao việc cho bạn, dần dần bạn sẽ trở thành cánh tay phải đắc lực và là trợ thủ không thể thiếu của cấp trên, giúp bạn gia tăng cơ hội được tăng lương, thăng tiến trong tương lai. Bên cạnh đó, làm việc bằng cái tâm cũng giúp bạn được đồng nghiệp, khách hàng, đối tác yêu mến, tạo nên sự tin tưởng để sẵn lòng hợp tác lâu dài. Vì thế, làm việc bằng cái tâm là điều bạn nên tuân thủ nếu muốn phát triển cơ hội việc làm hơn.
>> 5 lợi ích khi có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Những hậu quả khôn lường khi làm việc không có tâm
Ngược lại, người làm việc không có tâm sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường. Đầu tiên, bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ, năng lực không hề tiến bộ, vì làm việc không có tâm, qua loa, sơ sài, thì khả năng cao rằng sẽ chẳng học hỏi, trau dồi được gì cho bản thân, có khi làm việc 2-3 năm mà kinh nghiệm cũng chỉ như người mới ra trường.
Tiếp theo, khi làm việc không có tâm thì bạn sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro liên quan đến kết quả làm việc, công việc liên tục đạt kết quả không tốt, thường xuyên trễn deadline, để xảy ra sai sót trong công việc, gây thiệt hại về vật chất và tài chính cho công ty,… Tất nhiên, điều này sẽ kéo theo việc bạn bị cảnh cáo, nhiều lần tiếp diễn sẽ bị sa thải, và khó lòng tìm được việc làm mới trong tương lai. Song song đó, đồng nghiệp trong công ty cũng sẽ có ấn tượng xấu rằng bạn là người làm việc không có tâm, hời hợt, thường đùn đẩy trách nhiệm, năng lực yếu kém, dần dần bạn sẽ bị mọi người trong công ty xa lánh, không muốn kết thân, khiến không khí làm việc luôn trong trạng thái căng thẳng.
Làm sao để đặt cái tâm vào công việc nhiều hơn?
Sau khi điểm qua những lợi thế khi làm việc bằng cái tâm, và những hậu quả khi làm việc không có tâm, thì chắc hẳn rằng bạn đã quyết định rằng mình phải làm việc nghiêm túc hơn, đặt cái tâm vào công việc nhiều hơn, để có thể phát triển bản thân và nâng cao cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Vậy làm sao để đặt cái tâm vào công việc?
Đầu tiên, bạn phải có sự cẩn thận, chi tiết và chăm chỉ trong mọi công việc. Bất kỳ việc nào mình làm cũng đều cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất, làm việc xoay quanh chất lượng chứ đừng chỉ chạy theo số lượng. Tiếp theo, nếu phát hiện bất kỳ điểm nào chưa hợp lý, chưa đạt tiêu chuẩn trong công việc thì mình cần ngay lập tức chỉnh đốn lại, để đảm bảo mang về kết quả tốt nhất, hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình làm việc. Cuối cùng, nếu lỡ chẳng may có sai sót hoặc kết quả công việc chưa tốt, thì chính bạn hãy tư chịu trách nhiệm, đừng đùn đẩy rằng vì lý do này lý do kia.
Một khi bạn có tinh thần trách nhiệm cao, dám đứng ra chịu trách nhiệm với công việc mình làm, thì bạn mới phát triển, tiến bộ và trở thành một người làm việc bằng cái tâm. Tất nhiên, đây là điều không hề dễ dàng và đòi hỏi bạn phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân. Một trong những cách giúp bạn có thể động lực để vượt qua được điều đó chính là hãy nhìn lại những lợi thế mà làm việc có tâm sẽ mang lại cho bạn trong tương lai. Chúc bạn thành công!
>> Kỹ tính, cầu toàn là ưu hay nhược điểm khi đi làm?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.