Khi mới bắt đầu đi làm, mỗi tháng bạn nhận lương đều đặn nhưng hầu như chưa quan tâm nhiều tới cách tính, nếu có thấy thiếu thiếu thì cũng được phòng nhân sự phản hồi rằng trích một phần lương để tham gia bảo hiểm xã hội, rồi sau đó bạn cũng chẳng hỏi gì thêm. Nhưng khi điều này tiếp diễn suốt nhiều tháng, lúc nào lãnh lương cũng thấy hụt mất vài trăm ngàn, thì bạn sẽ chú ý hơn, sẽ dành thời gian để tìm hiểu bảo hiểm xã hội là gì, vì sao mình phải đóng… Dưới đây là 12 điều mà người đi làm cần lưu ý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho mình:
>> Đi làm đóng BHXH, BHTN, BHYT sẽ được hưởng lợi gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội (viết tắt BHXH) là một hệ thống bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người đi làm, phòng khi mình bị thất nghiệp suốt một thời gian, hoặc bị mất sức lao động vì lý do sức khoẻ, tuổi già, tai nạn,… thì vẫn có bảo hiểm giúp mình chi trả phần nào chi tiêu mỗi tháng. Theo quy định, đây là khoản tiền bảo hiểm bắt buộc mà bất kỳ người lao động nào cũng phải tham gia. Chính vì đây là một hình thức bảo hiểm, nên người lao động cần phải đóng bảo hiểm định kỳ, hàng tháng công ty sẽ tự động trích từ tiền lương của nhân viên để tham gia BHXH. Thông thường, công ty cũng sẽ trích một phần tiền để hỗ trợ người lao động đóng BHXH, chứ không để nhân viên phải chịu 100% tiền phí bảo hiểm.
12 điều cần lưu ý về BHXH để đảm bảo quyền lợi
Sau khi hiểu được bảo hiểm xã hội là gì, thì bạn cũng cần tìm hiểu và nắm rõ một số lưu ý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho mình. Dưới đây là 12 điều cơ bản về BHXH mà bất kỳ người lao động nào cũng cần biết:
- Bảo hiểm xã hội là khoản tiền bảo hiểm mà bạn bắt buộc phải đóng khi đi làm;
- BHXH cần được đóng định kỳ và đầy đủ vào mỗi tháng để tránh bị mất quyền lợi sau này;
- Mức đóng BHXH sẽ là 32% mức lương, trong đó, người lao động chịu 10,5% và công ty hỗ trợ 21,5%;
- Công ty sẽ thay bạn đóng BHXH định kỳ hàng tháng, được trích một phần từ tiền lương tháng của bạn, còn nếu bạn làm việc tự do thì bạn cần tự chủ động đóng bảo hiểm xã hội cho mình;
- Khi tham gia bảo hiểm xã hội, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin cá nhân để tránh những sai sót, nếu có thay đổi thông tin thì cần phải ngay lập tức điều chỉnh, cập nhật với cơ quan BHXH;
- Người lao động nên thường xuyên theo dõi việc đóng BHXH của mình để đảm bảo quyền lợi, tránh để xảy ra tình trạng công ty ngưng không đóng bảo hiểm mà mình cũng không biết;
- Người lao động cần đảm bảo mức đóng BHXH của mình tương đương với thu nhập thực tế;
- Bạn cần bảo mật, không tiết lộ thông tin cá nhân về bảo hiểm xã hội của mình cho người không liên quan;
- Bạn có thể rút BHXH để hưởng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, hoặc có thể để lại đến khi hết độ tuổi lao động thì nhận lương hưu hàng tháng, với số tiền phụ thuộc vào quá trình đóng BHXH của bạn;
- Khi làm hồ sơ xin hưởng bảo hiểm xã hội, cần đảm bảo toàn bộ thông tin chính xác để tránh mất quyền lợi;
- Vì đây là một hình thức bảo hiểm, nên bạn cần đảm bảo mình đã nắm rõ các thông tin, lưu ý liên quan đến BHXH, bao gồm cả quyền lợi và nghĩa vụ của mình, để tránh việc hiểu lầm gây ra những bất lợi cho mình sau này;
- Bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Bài viết này đã giúp bạn nắm rõ bảo hiểm xã hội là gì và 12 điều cần lưu ý khi tham gia BHXH để đảm bảo quyền lợi cho mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đọc kỹ những nội dung nào trước khi ký hợp đồng lao động?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.