Home Học tậpHọc hành, thi cử Bằng Đại Học Có Cần Thiết Không, Có Đánh Giá Đúng Năng Lực Không?

Bằng Đại Học Có Cần Thiết Không, Có Đánh Giá Đúng Năng Lực Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Bằng Đại Học Có Cần Thiết Không, Có Đánh Giá Đúng Năng Lực Không?

Bằng đại học thường được chúng ta xem như tấm vé thông hành, là điều kiện cần thiết khi ứng tuyển việc làm. Trong quá trình sàng lọc hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng thường sẽ check qua bằng đại học để đánh giá tổng quan về năng lực học tập và kiến thức chuyên môn của ứng viên. Nhưng vẫn có không ít ứng viên lăn tăn rằng, liệu bằng đại học có thật sự cần thiết không, nó có đánh giá đúng năng lực mỗi người không?

>> Sinh viên học cải thiện có bị hạ bằng đại học không?

Bằng đại học là gì? Có những bậc xếp loại nào?

Bằng đại học (bằng cử nhân) là tấm bằng được trao cho sinh viên sau khi kết thúc chương trình đại học, với điều kiện là sinh viên cần phải hoàn thành tất cả môn học, không bị nợ bất kỳ môn nào. Bằng đại học góp phần bảo chứng rằng sinh viên đã có vốn kiến thức chuyên ngành ở mức đủ dùng, để giúp các em có thể làm quen, thích nghi với công việc khi ra trường đi làm, đồng thời, tăng khả năng hoàn thành tốt những việc được giao, nhất là những công việc liên quan tới chuyên ngành mà mình đã theo học. Tất nhiên, để phân loại mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên sau khi ra trường, thì bằng đại học sẽ bao gồm nhiều bậc xếp loại khác nhau theo thứ tự giảm dần như sau: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình.

Bằng đại học có thật sự cần thiết khi xin việc không?

Nếu sinh viên tốt nghiệp ra trường với bằng đại học loại xuất sắc, loại giỏi, thì cơ hội việc làm của các em sẽ rộng mở hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều vị trí đang tuyển dụng không yêu cầu bắt buộc ứng viên phải có bằng đại học, phải tốt nghiệp đại học, vậy câu hỏi được đặt ra chính là bằng đại học có thật sự cần thiết khi xin việc không?

Nhà tuyển dụng không tìm kiếm một ứng viên có bằng đại học, không quá quan trọng về một tấm bằng, thay vào đó, họ cần tìm một người có đủ kiến thức chuyên ngành, nắm vững chuyên môn liên quan tới công việc và có khả năng hoàn thành tốt những việc được giao, đó là tiêu chí liên quan tới kiến thức và chuyên môn. Song song đó, trong quá trình đánh giá và lựa chọn ứng viên, nhà tuyển dụng còn dựa vào rất nhiều tiêu chí khác, liên quan tới hình mẫu ứng viên mà họ đã hình dung trước, chẳng hạn như kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp và các phẩm chất cần thiết khác như hoà đồng, chăm chỉ, chịu khó, cầu tiến, cẩn thận, trung thực, sáng tạo,…

Tóm lại, nếu ứng tuyển việc làm ở các vị trí không yêu cầu bằng đại học, thì ứng viên có bằng đại học hay không sẽ không quá quan trọng. Còn nếu vị trí ứng tuyển của bạn có yêu cầu bằng đại học, nhà tuyển dụng cũng có quan tâm đến tấm bằng để đánh giá, thì bằng đại học sẽ là điều kiện cần thiết, cần có, nhưng chưa phải là điều kiện đủ, để đảm bảo rằng mình sẽ được nhận vào công ty làm việc, thì bạn cần phải thoả mãn thêm nhiều tiêu chí khác.

>> Bằng đại học có quyết định thành công của bạn không?

Bằng đại học có đánh giá đúng năng lực mỗi người không?

Tiếp theo, có một câu hỏi khác được đặt ra chính là bằng đại học có đánh giá đúng năng lực mỗi người không? Câu trả lời là chưa hẳn, tức là nó có góp phần đánh giá năng lực, nhưng không thể đánh giá hoàn toàn năng lực của mỗi người chỉ bằng cách nhìn vào tấm bằng đại học, để xem họ họ trường gì, ngành nào, xếp loại tốt nghiệp bậc nào. Đồng ý rằng xếp loại bằng đại học sẽ phản ứng năng lực học tập của mỗi người, phản ánh mức độ nắm vững kiến thức, nhưng nó sẽ có xác suất đúng nhiều hơn với sinh viên mới ra trường, còn khi đã đi làm lâu năm, nhiều kinh nghiệm làm việc, thì bằng đại học sẽ càng trở nên ít quan trọng và khó lòng phản ánh được lượng kiến thức, chuyên môn mà các em đang có. Và thật sự, những vị trí công việc yêu cầu ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm thường sẽ ít khi cần có bằng đại học.

Song song đó, năng lực của mỗi người là tổng hợp của rất nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, chứ không phải chỉ liên quan tới kiến thức, hay xếp loại tấm bằng đại học. Một số tiêu chí khác chẳng hạn như kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc, các điểm mạnh khác của bản thân,… cũng góp phần để đánh giá năng lực. Tóm lại, bằng đại học sẽ đánh giá khoảng 60% năng lực của sinh viên mới ra trường, còn lại sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí khác. Nhưng khi đi làm càng lâu năm thì % đó sẽ càng giảm dần xuống, sẽ có thêm nhiều tiêu chí khác, yếu tố khác để đánh giá năng lực, kiến thức và chuyên môn của ứng viên.

Nếu không có bằng đại học thì phải làm sao?

Sau khi đã hiểu rõ bằng đại học là gì, có thật sự cần thiết khi xin việc không, có đánh giá đúng năng lực mỗi người không, thì các em đã nắm được rằng mặc dù bằng đại học không phản ánh hoàn toàn năng lực mỗi người, nhưng nó vẫn có mức độ quan trọng nhất định, đặc biệt là với sinh viên mới ra trường. Chính vì thế, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thì các em phải cực kỳ tập trung, cố gắng, nỗ lực học tập để mình có thể đạt kết quả điểm số tốt nhất, nắm vững các kiến thức chuyên ngành quan trọng và đạt xếp loại tốt nghiệp tốt, cố gắng ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi trở lên.

Nhưng nếu lỡ không có bằng đại học thì phải làm sao? Đây thật sự sẽ là bất lợi khi sinh viên ra trường xin việc, mặc dù các em hoàn toàn có thể lựa chọn ứng tuyển các vị trí không yêu cầu bằng đại học, nhưng khi biết được sự thật rằng các em không có bằng, nhà tuyển dụng sẽ khắt khe hơn khi hỏi về kiến thức chuyên môn, nhằm kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng xem các em có đang đủ chuyên môn cần thiết cho công việc không. Tức là khi ứng tuyển một vị trí, thì người có bằng đại học sẽ có tâm lý thoải mái hơn, còn người không có bằng đại học sẽ phải chuẩn bị tâm lý rằng mình sắp bị hỏi xoáy, hỏi sâu về kiến thức chuyên ngành, và tất nhiên, các em phải đủ tự tin và bản lĩnh để trả lời tốt những câu hỏi đó, thì mới có được cơ hội việc làm, mới được nhà tuyển dụng tin tưởng trao cơ hội được làm việc tại công ty.

Ngoài ra, bên cạnh kiến thức, thì các em cũng cần dành thời gian và nỗ lực để trau dồi thêm những hành trang khác, nhằm giúp mình tăng cơ hội toả sáng dù không có bằng đại học, chẳng hạn như ngoại ngữ, các kỹ năng mềm liên quan tới công việc, học thêm các chứng chỉ chuyên môn cần thiết cho công việc,… Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng bằng đại học có cần thiết không, có đánh giá đúng năng lực không, nếu không có bằng đại học thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 4 bất lợi khi xin việc mà không có bằng đại học

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích