Home Học tậpHọc hành, thi cử Bị Điểm D Bao Nhiêu Lần Thì Không Được Tốt Nghiệp Ra Trường?

Bị Điểm D Bao Nhiêu Lần Thì Không Được Tốt Nghiệp Ra Trường?

by Hoàng Khôi Phạm
Bị Điểm D Bao Nhiêu Lần Thì Không Được Tốt Nghiệp Ra Trường?

Hầu như tất cả sinh viên đều kỳ vọng mình sẽ đạt kết quả học tập tốt, mang về điểm số cao, chứ chẳng bạn nào muốn mình bị điểm kém, rớt môn, nợ môn. Tuy nhiên, các môn học ở đại học thường sẽ rất phức tạp, khối lượng kiến thức nhiều, nếu sinh viên lơ là, thiếu tập trung, thì hoàn toàn có thể bị điểm kém. Nghe đồn rằng nếu bị điểm D nhiều quá thì sẽ ảnh hưởng xấu tới chuyện tốt nghiệp. Vậy sinh viên bị điểm D bao nhiêu lần thì không được tốt nghiệp ra trường?

>> Sinh viên bị điểm D là qua môn hay rớt môn?

Cảm giác đi học bị điểm D sẽ ra sao?

Bị điểm D ở đại học chắc chắn là điều không hề dễ chịu, nhất là khi sinh viên lần đầu nhận về con điểm D, các em sẽ khá sốc, không hiểu rằng vì sao mình lại học tệ như thế, hồi cấp 3 mình học cũng ổn mà, sao giờ lại học hành sa sút thế này? Song song với việc tự giận, tự trách bản thân, trách mình không chịu cố gắng tập trung học, nếu bị điểm D quá nhiều lần thì một số sinh viên cũng đâm ra tự ti về năng lực học tập của mình, cho rằng mình yếu kém, bất tài, vô dụng, và lo lắng rằng với tình hình học tập thế này thì không biết có tốt nghiệp ra trường được không, rồi đi tìm việc có công ty nào nhận không? Càng nghĩ nhiều thì các em càng lo lắng, càng áp lực nhiều hơn.

Bị điểm D bao nhiêu lần thì không được tốt nghiệp ra trường?

Khi nghe tin đồn rằng bị điểm D nhiều sẽ không được tốt nghiệp, thì nhiều sinh viên cảm thấy cực kỳ hoang mang, nhất là khi tự nhìn lại thấy mình đang sở hữu tận 3-4 con điểm D rồi. Vậy bị điểm D bao nhiêu lần thì không được tốt nghiệp ra trường? Câu trả lời là không có câu trả lời, vì cả bộ giáo dục lẫn các trường đại học đều không có quy định này.

Điểm D chỉ đơn giản là một con điểm không tốt, kéo điểm trung bình tích luỹ của sinh viên đi xuống, khiến các em có rủi ro không đủ điểm tiêu chuẩn để tốt nghiệp, hoặc bị nợ môn nhiều quá, học lại hoài vẫn không xong, không qua môn, khiến thời gian học của mình vượt quá chương trình đào tạo tối đa được cho phép, thì sinh viên sẽ bị huỷ kết quả học tập, không được tốt nghiệp, phải học lại từ đầu toàn bộ chương trình. Tức là điểm D nhiều hay ít, số lượng bao nhiêu, đều sẽ không ảnh hưởng trực tiếp ngay tới chuyện tốt nghiệp, mà nó có thể sẽ tác động gián tiếp, khiến sinh viên không được tốt nghiệp ra trường vì không đáp ứng được các quy định khác, không đủ điều kiện để được tốt nghiệp.

>> Sinh viên bị điểm D thì phải làm sao, có học lại không?

Nộp hồ sơ xin việc, học bạ nhiều môn D có sao không?

Nếu thuận lợi vượt qua cửa ải tốt nghiệp dù có khá nhiều môn điểm D, thì các em chỉ mới được nhẹ lòng một chút thôi, chứ vẫn chưa thể yên tâm hoàn toàn được, vì mình vẫn phải tiếp tục đối mặt với cửa ải xin việc. Khi đó, một số sinh viên mới ra trường thắc mắc rằng nộp hồ sơ xin việc mà học bạ nhiều môn điểm D thì có sao không? Câu trả lời là cũng không ảnh hưởng trực tiếp, nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp nếu những điểm D ấy kéo xếp loại tốt nghiệp xuống mức trung bình. Rất hiếm khi nhà tuyển dụng lật học bạ của ứng viên để đếm xem có bao nhiêu điểm D, và nhiều công ty cũng không yêu cầu ứng viên phải nộp học bạ khi xin việc, thay vào đó, họ sẽ dành sự chú ý vào xếp loại tốt nghiệp của các em.

Nếu tốt nghiệp đại học loại trung bình, thì CV sẽ bị mất điểm một phần trong tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng, tuy nhiên, nó chỉ cản trở các em trong vòng sàng lọc hồ sơ thôi, còn khi đi phỏng vấn, kết quả sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cách các em trả lời những câu hỏi kiểm tra kiến thức chuyên môn, nếu tự tin trả lời tốt thì vẫn có cơ hội được nhận vào làm việc, vì điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất chính là mức độ nắm vững kiến thức chuyên ngành của ứng viên, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào xếp loại tốt nghiệp để đánh giá, lựa chọn ứng viên.

Sinh viên phải làm sao để tránh bị điểm D “hãm hại”?

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện tốt nghiệp hoặc xin việc, nhưng những chiếc điểm D vẫn tiềm ẩn những rủi ro gián tiếp mà sinh viên hoàn toàn có thể gặp phải nếu chủ quan, không kiểm soát chuyện học tập của mình một cách chặt chẽ. Chính vì thế, sinh viên cần phải biết cách hạn chế tối đa chuyện bị điểm kém, để mình không phải toát mồ hôi khi có quá nhiều điểm D, và không phải sợ mình bị điểm D “hãm hại”. Để làm được điều đó thì không còn cách nào khác tốt hơn chuyện sinh viên phải nghiêm túc, nỗ lực học tập, sao cho mình mang về kết quả học tập tốt nhất, vừa hiểu bài, vừa nắm vững kiến thức, vừa đạt điểm số cao. Còn cụ thể làm sao để học tốt ở đại học, thì các em có thể tham khảo tại đây.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng bị điểm D bao nhiêu lần thì không được tốt nghiệp ra trường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích