Home Học tậpChuyện sinh viên Cách Tiết Kiệm Tiền Khi Sinh Viên Sống Xa Nhà

Cách Tiết Kiệm Tiền Khi Sinh Viên Sống Xa Nhà

by Hoàng Khôi Phạm
Cách Tiết Kiệm Tiền Khi Sinh Viên Sống Xa Nhà

Cách tiết kiệm tiền là điều mà sinh viên sống xa nhà cực kỳ quan tâm, vì khi lên đại học, các em sẽ phải tiêu tốn khá nhiều chi phí mỗi tháng, kể cả tiền học lẫn sinh hoạt phí, tiền thuê trọ. Nếu không biết cách tiết kiệm, mà lại còn tiêu xài quá trớn, thì sẽ khiến gia đình khó lòng xoay sở chi phí ăn học cho các em. Dưới đây là cách tiết kiệm tiền khi sống xa nhà mà sinh viên nên lưu lại, đặc biệt là giải pháp ở cuối bài viết này!

>> Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân cho sinh viên đại học

Sinh viên chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng là tiết kiệm?

Trước khi bắt tay tìm hiểu cách tiết kiệm tiền, thì sinh viên cần nắm được rằng chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng là tiết kiệm, rồi tự so sánh mức chi tiêu thực tế của mình với con số đó. Nếu thấy mình chi tiêu vượt quá từ 20% trở lên, thì đó là điều đáng báo động, các em cần tiết kiệm ngay trước khi trở thành gánh nặng tài chính của gia đình. Còn bạn nào mỗi tháng vẫn chi tiêu trong mức bình thường, thậm chí còn ít hơn con số trong bài viết này, thì các em cứ giữ nguyên cũng được, vì cách tiêu xài hiện tại của các em cũng khá tiết kiệm rồi.

Đầu tiên là chi phí thuê trọ, hầu như sinh viên sống xa nhà sẽ đều phải chịu khoản tiền này, nếu tính luôn điện nước, phí quản lý, thường sẽ dao động khoảng 1.800.000đ – 2.000.000đ nếu sinh viên ở ghép, còn bạn nào ở ký túc xá trường thì có thể tiết kiệm hơn, chỉ khoảng 1.200.000đ/tháng. Tiếp theo là chi phí di chuyển, nếu muốn tiết kiệm thì sinh viên có thể đi học bằng xe buýt, chỉ tốn khoảng 300.000đ/tháng, còn đi xe máy thì tốn khoảng 600.000đ/tháng tính luôn tiền gửi xe, xăng xe.

Về chi phí ăn uống bao nhiêu mỗi tháng là tiết kiệm, thì sinh viên có thể tự nấu ăn, chỉ tốn khoảng 60.000đ/ngày, nhân lên mỗi tháng khoảng 1.800.000đ. Tổng lại, khi không phát sinh thêm các khoản chi phí đi chơi, đi xem phim, ăn vặt, mua sắm quần áo, mà chỉ tính riêng tiền thuê trọ, di chuyển & ăn uống, thì sinh viên chi tiêu khoảng 3.300.000đ – 4.000.000đ mỗi tháng là tiết kiệm. Nếu thấy mình đang tiêu xài nhiều hơn, thì sinh viên có thể tham khảo cách tiết kiệm tiền khi sống xa nhà ở phần tiếp theo.

>> Săn sale có phải là cách hiệu quả để sinh viên tiết kiệm chi tiêu?

Cách tiết kiệm tiền khi sinh viên sống xa nhà?

Cách tiết kiệm tiền khi sống xa nhà rất đơn giản, sinh viên hãy so sánh xem mình đang chi tiêu nhiều hơn bao nhiêu tiền so với mức tiết kiệm kia, và cụ thể rằng đang bị dôi ra ở những đầu mục nào? Sau đó, tìm cách tối ưu chi tiêu của từng đầu mục cụ thể. Chẳng hạn như chi phí thuê trọ ở ghép của các em đang là 2.500.000đ/tháng, thì có thể tìm hiểu để chuyển sang các phòng trọ có giá tiết kiệm hơn, có thể diện tích sẽ nhỏ hơn một tí nhưng vẫn trong mức chấp nhận được. Hoặc sinh viên cũng có thể giữ nguyên nơi trọ, nhưng tìm thêm bạn ở ghép chung để share thêm tiền phòng nếu có thể.

Trong trường hợp chi phí di chuyển bằng xe máy cao hơn mức 600.000đ/tháng, thì sinh viên nên cân nhắc nếu hôm nào không cần gấp gáp thì đi bằng xe buýt để tiết kiệm tiền hơn. Còn về chi phí ăn uống, nếu sinh viên ăn ngoài ở hàng quán thì nhiều khả năng sẽ cao hơn mức 1.800.000đ mà chúng ta đã tính ở phần trước, để tiết kiệm hơn thì các em có thể tự học cách nấu ăn, điều này cũng đơn giản chứ không quá khó, nhất là khi sinh viên ở ghép cùng bạn bè, có thể tiện nấu chung cho nhiều người thì sẽ tiết kiệm hơn nữa, và khi chia lịch ra, mỗi bạn nấu 1 ngày thì cũng tiện hơn nhiều, chứ không nhất thiết rằng ngày nào mình cũng phải bày biện nấu nướng.

Ngoài ra, có 1 giải pháp liên quan tới các khoản chi tiêu khác, chẳng hạn như mua sắm, vui chơi giải trí, trước khi chi tiền thì sinh viên nên cân nhắc kỹ xem liệu nó có thật sự cần thiết không. Hoặc tốt hơn thì các em có thể lập ra định mức sẵn rằng chỉ tiêu xài khoảng 300.0000đ – 400.000đ/tháng cho các khoản đó thôi, nếu vượt quá thì sẽ không mua thêm gì nữa, để tới tháng sau sẽ cân nhắc lại. Điều này sẽ giúp sinh viên quản lý chi tiêu một cách khoa học hơn, kiểm soát hơn, tránh việc tiêu xài quá trớn, nhất là những bạn muốn tập cách tiết kiệm tiền khi sống xa nhà. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 4 sai lầm chi tiêu khiến bạn ném tiền qua cửa sổ

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích