Ngành marketing, truyền thông đang là một trong những công việc hot hiện nay, với nhiều cơ hội phát triển bản thân kèm theo mức lương hấp dẫn. Để có việc làm tốt trong ngành này, thì bạn cần phải vượt qua được thử thách đầu tiên, đó là biết cách viết CV xin việc sao cho chuẩn chỉnh, nêu bật kiến thức, kỹ năng và chuyên môn trong ngành marketing, truyền thông mà mình đang có. Dưới đây là gợi ý dành cho bạn!
>> Làm sao để có kinh nghiệm viết CV xin việc?
Nêu bật học vấn trong CV ngành marketing
Học vấn là yếu tố quan trọng mà bạn cần nêu bật khi viết CV xin việc ngành marketing, truyền thông, vì bản chất đây là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, chứ nếu bạn là tay ngang, đi làm trái ngành thì sẽ bị giới hạn cơ hội việc làm, khó tìm được việc. Nếu đã/đang học đúng ngành marketing, truyền thông, thì đó là một lợi thế rất lớn, giúp phần học vấn trong CV xin việc của bạn trở nên nổi trội, tăng lợi thế cạnh tranh hơn, nhất là với những ai tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc và có điểm các môn học chuyên ngành ở mức giỏi.
Còn nếu bạn không theo học chuyên ngành liên quan tới marketing, truyền thông, thì vẫn còn 1 cách viết CV xin việc mà bạn có thể áp dụng, đó chính là theo học các khoá đào tạo ngắn hạn liên quan tới ngành, rồi ghi vào phần học vấn trong CV. Đồng thời, bạn cũng có thể search thấy rất nhiều khoá học marketing online miễn phí của Facebook, Google, hãy dành thời gian học để tích luỹ thêm kiến thức và chứng chỉ, giúp phần học vấn trong CV nổi bật hơn.
>> 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên marketing
Cách viết CV xin việc ngành marketing, truyền thông
Khi xử lý xong phần học vấn, thì bạn cũng hoàn thành được 1 phần quan trọng khi CV xin việc ngành marketing, truyền thông. Nhưng vậy vẫn chưa đủ, vì trong CV còn có nhiều nội dung khác nữa, và tất cả đều cần phải được hoàn thiện một cách chỉn chu, chuyên nghiệp, khéo léo lồng ghép các điểm mạnh liên quan tới công việc:
- Thông tin cá nhân: Đây là phần đơn giản cần có trong tất cả CV xin việc, chứ không chỉ riêng gì CV trong ngành marketing, truyền thông, bạn chỉ cần liệt kê họ tên, số điện thoại, địa chỉ, email, ngày sinh;
- Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp: Bạn cần viết mục tiêu ngắn hạn, dài hạn muốn gắn bó & phát triển bản thân trong ngành marketing, truyền thông, kèm theo việc sẽ cố gắng đóng góp, tạo ra nhiều giá trị để công ty phát triển hơn trong tương lai;
- Kỹ năng mềm – soft skill: Bạn cần liệt kê các kỹ năng mềm mà mình đã thành thạo liên quan tới ngành marketing, truyền thông, chẳng hạn như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, xử lý tình huống, multi-task,…
- Kỹ năng cứng – hard skill: Khi viết CV xin việc ngành marketing, truyền thông thì kỹ năng cứng là một trong những tiêu chí quan trọng để sàng lọc, đánh giá, những ứng viên nào thiếu hard skill sẽ khó lòng vượt qua vòng CV, vì thế, bạn cần đảm bảo mình đã thành thạo một số kỹ năng cứng như viết content, phân tích số liệu, nắm bắt insight khách hàng, lập kế hoạch marketing – truyền thông,…
- Kinh nghiệm làm việc: Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì có thể liệt kê việc từng tham gia ban truyền thông trong các CLB ở đại học, hoặc sinh hoạt trong CLB marketing – truyền thông. Còn những ai đã đi làm nhiều năm, có kinh nghiệm trong ngành marketing, truyền thông thì nên chắt lọc và liệt kê vào CV xin việc những kinh nghiệm liên quan nhất, đặc biệt là trong những lần mà bạn trực tiếp lead team, lead dự án;
- Các dự án, các job, sản phẩm: Đặc thù của ngành marketing, truyền thông là thường xuyên thực hiện các chiến dịch truyền thông, các dự án – job marketing, sản xuất các sản phẩm marketing (poster, banner, album, TVC, viral clip, thông điệp marketing), vì thế, bạn cũng nên chèn thêm chúng vào trong CV xin việc của mình để nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn về năng lực chuyên môn;
- Thành tích: Nếu có các thành tích liên quan tới ngành marketing, truyền thông, chẳng hạn như các giải thưởng cuộc thi học thuật ở trường đại học, nghiên cứu khoa học, hoặc thành tích tốt trong quá trình làm việc, thì bạn nên highlight thêm trong CV xin việc;
- Người tham khảo: Thường sẽ là họ tên, chức vụ và số điện thoại của trưởng bộ phận, quản lý ở công ty cũ, để nhà tuyển dụng có thể gọi điện hỏi thăm, check thông tin khi cần thiết.
Bài viết này đã giúp bạn nắm được cách viết CV xin việc ngành marketing, truyền thông. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.