Bất kỳ sinh viên nào cũng mong muốn mình sẽ có kết quả học tập tốt, hoặc ít ra cũng đạt điểm trung bình khá, chứ chẳng ai muốn mình bị rớt môn cả. Dẫu biết đó là chuyện xui rủi không ai muốn, nhưng điều đó vẫn có thể xảy ra với các em. Chỉ cần các em lơ là trong việc học, không chịu ôn tập kỹ, ẩu khi làm bài thi cuối kỳ, thì hoàn toàn có thể phải lãnh hậu quả là rớt môn. Cảm giác lần đầu rớt môn ở đại học chắc chắn sẽ không hề dễ chịu, vậy làm cách nào để các em có thể vượt qua?
>> Bí quyết giúp sinh viên chống rớt môn ở đại học
Cảm giác lần đầu rớt môn sẽ ra sao?
Ở cấp 3, rớt môn có vẻ là một khái niệm xa xỉ, trừ khi các em học cực kỳ tệ, cúp học thường xuyên, lên lớp không tập trung, lười nhác học bài thì mới bị rớt môn. Còn khi lên đại học, với khối lượng kiến thức khổng lồ và phức tạp của nhiều môn học, thì rớt môn sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, thậm chí một số sinh viên còn phải trải nghiệm cảm giác lần đầu rớt môn ngay từ năm nhất. Lý do là vì các em cứ tưởng môn học năm nhất dễ, đâm ra chủ quan, rồi cộng thêm tâm lý “lên đại học tha hồ chơi”, muốn nghỉ ngơi sau kỳ thi đại học vất vả,…
Cảm giác lần đầu rớt môn sẽ cực kỳ ấm ức, vừa buồn vì bản thân mình thiếu chăm chỉ, vừa giận vì mình chủ quan, vừa ngại không biết phải làm sao để đối mặt với gia đình, người thân, rồi đi học cũng sợ bạn bè chê cười, bàn tán về việc mình rớt môn. Nhất là khi hồi cấp 3 mình toàn đạt kết quả tốt, tự nhiên lên đại học lại bị rớt môn thì thật sự sẽ rất tự ti, nghi ngờ năng lực bản thân, cho rằng mình yếu kém nên mới bị rớt môn…
>> Sinh viên rớt môn có bị hạ bằng tốt nghiệp không?
Vượt qua ám ảnh rớt môn để học tốt hơn
Các em có thể buồn, có thể tủi thân, cũng có thể tức giận khi lần đầu rớt môn ở đại học, nhưng đừng để rớt môn trở thành nỗi ám ảnh, đừng để cảm xúc tiêu cực đó kéo dài, vì cứ mãi tiêu cực thì cũng không giúp mọi chuyện tốt đẹp hơn. Thay vào đó, hãy hành động, hãy lên kế hoạch, suy nghĩ những phương án để giúp mình học tốt hơn trong tương lai. Đầu tiên, các em cần thẳng thắng nhìn nhận xem mình đã thật sự chăm chỉ, cố gắng và nghiêm túc học tập chưa, những lý do nào khiến mình phải nhận hậu quả là bị rớt môn? Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Thường xuyên cúp học, đi học trễ;
- Chưa tập trung nghe giảng, làm việc riêng trong giờ học;
- Ngại hỏi khi chưa hiểu bài, không liên kết kiến thức đã học với nhau;
- Lười ôn bài, lười làm bài tập, ngồi học được một tí rồi lại chơi;
- Không ôn tập kỹ trước khi thi học kỳ;
- Mải mê làm thêm kiếm tiền rồi lơ là việc học…
Như các em thấy, có rất nhiều lý do khác nhau khiến sinh viên bị rớt môn. Để tránh trường hợp này tái diễn trong tương lai, thì các em phải thật sự tập trung, dành nhiều nỗ lực trong học tập, vì khi các em cố gắng thì các em mới gặt hái được thành quả tốt, chẳng ai học hành chơi chơi mà tự dưng hiểu bài, tự dưng điểm cao đâu. Một giải pháp cực kỳ hữu hiệu để sinh viên học tốt ở đại học chính là hãy lập thời gian biểu học tập và tuân thủ theo chúng. Chúc các em học tốt!
>> Rớt môn, điểm kém, học lực chưa giỏi – Làm thế nào để lội ngược dòng?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.