Home Học tậpChuyện sinh viên Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 39) – Thói Quen Buổi Tối, Ra Trường Tìm Việc Làm

Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 39) – Thói Quen Buổi Tối, Ra Trường Tìm Việc Làm

by Hoàng Khôi Phạm
Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 39) - Thói Quen Buổi Tối, Ra Trường Tìm Việc Làm

Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 39, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về thói quen buổi tối, chọn ngành nghề, không tìm được việc làm & nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường?

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 37) – Lần đầu rải CV, chinh phục nhà tuyển dụng

1. Thói quen buổi tối quyết định thành bại của sinh viên

  • Học ngoại ngữ: Khi ra trường, người giỏi ngoại ngữ sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn & lương cao hơn mặt bằng chung, sinh viên hãy tập thói quen học ngoại ngữ mỗi buổi tối.
  • Đọc tài liệu chuyên ngành: Hãy dành tìm các tài liệu chuyên ngành và đọc chúng mỗi tối để nâng cao vốn tri thức, ưu tiên các nội dung, chủ đề kiến thức mà mình hứng thú để đọc trước.
  • Làm thêm part time: Bên cạnh việc học tập, trau dồi kiến thức, sinh viên cũng nên phân bổ thời gian để trải nghiệm, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm thông qua việc đi làm thêm buổi tối.
  • Theo dõi kênh chia sẻ hữu ích: Hãy tìm kiếm & follow các fanpage, group chia sẻ kiến thức, kỹ năng, lời khuyên hữu ích liên quan tới học tập, ứng tuyển, hướng nghiệp, chẳng hạn như Tự Tin Vào Đời.
  • Giữ kết nối với người giỏi: Các anh chị khoá trên, giảng viên hoặc những người giỏi, thành công trong ngành mà các em có quen biết, hãy dành thời gian để tương tác và giữ kết nối với họ.
  • Tận dụng quỹ thời gian: Sau một ngày học tập vất vả, sinh viên thường có xu hướng nghỉ ngơi, xả stress, nhưng cần giới hạn, tránh lãng phí quá nhiều thời gian buổi tối để lướt điện thoại.
  • Ngủ sớm để dậy sớm: Đừng nghĩ rằng thức khuya học bài là tốt, thay vào đó, sinh viên chỉ cần học tới tầm 9-10h rồi ngủ sớm, để hôm sau dậy sớm đi học đúng giờ, tránh mất bài học buổi sáng.

2. Làm sao để biết mình đang chọn đúng ngành, đúng nghề?

Chọn sai ngành -> chán nản -> kết quả học không tốt -> thất nghiệp. Vì thế, nhiều sinh viên băn khoăn rằng mình có chọn đúng ngành, đúng nghề không? Sau này đi làm công việc có phù hợp không? Ngành đang học sẽ quyết định công việc mình làm sau này. Mỗi ngày đi làm có vui không, phát triển bản thân không, có đạt nhiều thành tựu không, sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc có chọn đúng ngành không?

Nếu lúc trước sinh viên lỡ chọn ngành theo bạn bè, người thân, hoặc chọn đại ngành đang hot, chứ không cân nhắc kỹ theo nguyện vọng của mình, thì có nguy cơ đang theo học ngành không phù hợp. Nếu thích làm công việc văn phòng, nhưng lại đang học ngành mà sau này đi làm phải thường xuyên di chuyển ngoài đường, không ngồi cố định ở văn phòng, thì đó cũng là ngành không phù hợp. Nếu thích công việc có lương cứng ổn định, nhưng lại theo học ngành mà sau này chủ yếu sống nhờ lương KPI, bonus, hoa hồng trên hiệu quả làm việc, thì các em hãy chuẩn bị tinh thần để tránh bị sốc. Nếu chưa tự tin giao tiếp, mà lại học ngành sau này phải thường xuyên giao tiếp, đàm phán với khách hàng, đối tác, thì các em cần phải cân nhắc để thay đổi hoặc trau dồi kỹ năng giao tiếp cho mình.

>> Sinh viên mới ra trường tìm việc làm có khó không?

3. Lầm tưởng tai hại khiến sinh viên ra trường không tìm được việc làm

1. Bằng đại học là tấm vé vàng: Sinh viên ra trường cần hiểu rằng đại học chỉ là điều kiện cần, không phải chỉ cần có bằng là tự động tìm được việc, thay vào đó, cần trau dồi kiến thức và năng lực để tăng cơ hội trúng tuyển.

2. Deal lương thấp dễ được nhận: Quan trọng nhất vẫn là năng lực và sự phù hợp của ứng viên, chứ không phải sinh viên ra trường chỉ cần đề xuất lương thấp là tự động được nhận vào làm việc, dễ tìm được việc hơn.

3. Lương sao cũng được: Nhiều bạn sinh viên mới ra trường tìm việc cho rằng đi làm để lấy kinh nghiệm, lương sao cũng được. Thiếu tự tin vào bản thân như thế thì làm sao thuyết phục công ty tuyển mình?

4. Nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường?

Phỏng vấn việc làm giống như kiểu bán mình cho công ty, ai quảng cáo bản thân tốt thì sẽ được mua với giá tốt, ai cung cấp những thông tin mà người mua không quan tâm hoặc không thích thì sẽ bị từ chối. Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, các em cần phải nắm được rằng họ cần gì ở sinh viên mới ra trường, rồi nhìn lại bản thân xem mình đang thoả mãn những điều nào, chưa tốt ở đâu để còn khắc phục.

  • Nhà tuyển dụng cần ứng viên phù hợp với văn hoá và môi trường của công ty, để có thể hoà nhập, thích nghi, thoải mái làm việc và gắn bó lâu dài, tránh những xích mích, bất bình khi làm việc.
  • Nhà tuyển dụng cần ứng viên sáng tạo và dám nói lên quan điểm, sinh viên mới ra trường là những bạn trẻ năng động, nhiều ý tưởng, là luồng gió mới cho công ty, nên nhà tuyển dụng sẽ chú ý tiêu chí này.
  • Nhà tuyển dụng cần ứng viên có khả năng làm việc nhóm tốt, vì khi đi làm thì chuyện tương tác, phối hợp và teamwork với đồng nghiệp sẽ diễn ra mỗi ngày, ai teamwork tốt sẽ được đánh giá cao.
  • Nhà tuyển dụng cần người dám theo đuổi đam mê, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, biết mình thích gì, thế mạnh ở đâu, sẵn sàng đương đầu và vượt qua những thử thách để chinh phục mục tiêu.
  • Tất nhiên, nhà tuyển dụng cũng cần ứng viên có kiến thức, kỹ năng, đây là tiêu chí quan trọng mà sinh viên mới ra trường cần thoả mãn để tăng cơ hội việc làm, nhất là ở các công ty lớn, mức lương hấp dẫn.

Cẩm nang sinh viên tập 39 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện thói quen buổi tối, chọn ngành nghề, không tìm được việc làm & nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới ra trường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 38) – Giới thiệu bản thân, phỏng vấn thực tập

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích