Home Học tậpChuyện sinh viên Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 9) – Kỹ Năng Giao Tiếp, Đàm Phán

Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 9) – Kỹ Năng Giao Tiếp, Đàm Phán

by Hoàng Khôi Phạm
Cẩm Nang Sinh Viên (Tập 9) - Kỹ Năng Giao Tiếp, Đàm Phán

Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 9, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về kỹ năng giao tiếp, đàm phán, học cải thiện và nghỉ hè.

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 8) – Tìm chỗ thực tập, bất lợi khi xin việc

1. Cách rèn luyện kỹ năng đàm phán

Người có kỹ năng đàm phán tốt sẽ luôn thuận lợi trong mọi việc, họ có khả năng “rót mật vào tai”, nắm được tâm lý, nguyện vọng của đối phương, từ đó, sẽ có cách nói chuyện, giao tiếp, tạo niềm tin để đạt được mục tiêu một cách thuyết phục. Để rèn luyện kỹ năng đàm phán, bạn cần tuân thủ 7 bước sau:

  1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đàm phán
  2. Lắng nghe để tìm hiểu rõ đối phương
  3. Tạo sự đồng cảm khi đàm phán
  4. Đưa ra ví dụ cụ thể để tạo niềm tin
  5. Tránh những lời sáo rỗng, bất nhất
  6. Tạo cảm giác khan hiếm, cấp bách
  7. Chốt giải pháp, phương án win-win

2. Câu hỏi về kỹ năng giao tiếp thường gặp khi phỏng vấn

Để tăng cơ hội trúng tuyển khi xin việc, bạn nên tham khảo 10 câu hỏi về kỹ năng giao tiếp phổ biến nhất khi phỏng vấn, rồi tự chuẩn bị trước cho mình những câu trả lời khéo léo và thuyết phục nhất:

  1. Kỹ năng giao tiếp quan trọng thế nào?
  2. Ngôn ngữ cơ thể quan trọng thế nào?
  3. Bạn có tự tin giao tiếp trước đám đông?
  4. Bạn thích nói trực tiếp, gọi điện hay nhắn tin để trao đổi công việc?
  5. Khi phải giao tiếp với một người ít nói, bạn sẽ xử lý thế nào?
  6. Nên giao tiếp thế nào với người lần đầu gặp?
  7. Cần tránh những lỗi nào khi giao tiếp?
  8. Từ ngữ khi giao tiếp có quan trọng không?
  9. Khi giao tiếp, bạn sẽ nói nhiều hơn hay lắng nghe nhiều hơn?
  10. Bạn sẽ làm gì khi không đồng ý với quan điểm của đối phương?

>> Luỵện kỹ năng giao tiếp sao cho đúng, cần bao lâu để giỏi?

3. Sinh viên học cải thiện có bị hạ bằng đại học không?

Nếu tận dụng tốt việc học cải thiện, thì sinh viên sẽ nâng được điểm trung bình tích luỹ và tăng khả năng tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc. Tuy nhiên, có một điều khiến nhiều bạn lo lắng chính là học cải thiện có bị hạ bằng đại học không? Nếu sinh viên học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình, thì sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp xuống 1 bậc, chẳng hạn như có 135 tín chỉ, mà sinh viên học lại 10 tín chỉ, chiếm tận 7.4% thì sẽ bị hạ bằng, từ xuất sắc xuống giỏi, từ giỏi xuống khá, còn loại khá trở xuống sẽ không bị hạ bằng.

Đa số trường đại học sẽ không tính chuyện học cải thiện vào 5% số tín chỉ học lại để hạ bằng đại học, mà chỉ tính cho riêng những tín chỉ học lại vì rớt môn. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất, thì sinh viên cần xem kỹ quy định của trường mình, vì có thể một số trường sẽ gộp luôn tín chỉ học cải thiện vào 5% ấy. Khi đó, học cải thiện cũng được tính là học lại, nếu học cải thiện quá nhiều thì sinh viên sẽ có rủi ro bị hạ xếp loại tốt nghiệp xuống 1 bậc. Nếu đặt mục tiêu tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, thì sinh viên nên tập trung, nỗ lực học tập ngay từ đầu, chứ đừng để bị điểm kém rồi mất công học cải thiện. Điều đó vừa khiến các em mất thời gian, mất tiền học phí, lại vừa phải đối mặt với nhiều rủi ro khác.

4. Sinh viên đại học có được nghỉ hè không?

Khi lên đại học, với khối lượng kiến thức khổng lồ từ nhiều môn học phức tạp, cộng thêm áp lực phải trau dồi bản thân để tăng khả năng cạnh tranh việc làm khi ra trường, thì liệu sinh viên đại học có được nghỉ hè không? Bên cạnh 2 học kỳ chính, đại học còn có 1 học kỳ hè được tổ chức vào đúng dịp hè. Nếu đang nợ môn quá nhiều, thì sinh viên nên chọn kỳ hè để học lại, học cải thiện. Hoặc nếu muốn rút ngắn thời gian, muốn ra trường sớm, thì các em có thể đăng ký học vượt trong học kỳ hè. Tức là tuỳ theo mục tiêu và kế hoạch của mỗi người, mà sinh viên sẽ tự lựa chọn xem mình có tham gia học hè hay không, học kỳ hè sẽ không bắt buộc, việc nghỉ hè hay không là do sinh viên lựa chọn.

Cẩm nang sinh viên tập 9 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới kỹ năng giao tiếp, đàm phán, học cải thiện và nghỉ hè. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cẩm nang sinh viên (Tập 7) – Ban cán sự lớp, mẫu email xin việc

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích