Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 94, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về thuyết trình nhóm, điểm cao ở đại học và lỡ xích mích với bạn thân thì phải làm sao?
>> Cẩm nang sinh viên (Tập 93) – Lạm dụng học tủ, đạt chuẩn TOEIC
1. Sinh viên đại học thuyết trình nhóm để làm gì?
Khi lên đại học, sinh viên sẽ phải làm quen với chuyện thuyết trình nhóm, được giảng viên chia nhóm 4-6 thành viên, cùng nhau làm bài thuyết trình để lấy điểm môn học, nhóm nào tốt hơn thì điểm sẽ cao hơn. Tuy nhiên, lấy điểm môn học chưa phải mục tiêu cuối cùng của việc thuyết trình nhóm, mà còn có nhiều mục tiêu sâu xa hơn, chẳng hạn như giúp sinh viên nắm vững kiến thức môn học hơn.
Nếu chỉ thụ động ngồi nghe bài giảng, sinh viên có thể nắm kiến thức, nhưng sẽ khó lòng hiểu rõ, hiểu sâu như khi các em tự tìm hiểu kiến thức để hoàn thành nội dung cho bài thuyết trình nhóm. Thuyết trình cũng là kỹ năng rất quan trọng và hữu ích khi đi làm, giúp mở rộng cơ hội thăng tiến, làm thuyết trình nhóm là cách để sinh viên rèn luyện kỹ năng, chuẩn bị hành trang cho tương lai.
2. Thuyết trình nhóm giúp sinh viên học được những gì?
Khi thuyết trình nhóm, sinh viên đại học sẽ được chia nhóm để cùng tìm hiểu nội dung, làm slide, tập dượt và thuyết trình trước lớp sao cho dễ hiểu và chính xác nhất, để cả lớp cùng hiểu bài. Nghe có vẻ cực và mất nhiều công sức, mà thực tế thì cực thiệt, nhưng đằng sau những sự mệt mỏi, hao tốn công sức như vậy thì sinh viên sẽ học được những gì khi làm thuyết trình nhóm?
Đầu tiên, các em sẽ hiểu bài, nắm rõ kiến thức môn học hơn khi tự tìm hiểu nội dung cho bài thuyết trình, tới khi đi thi & làm bài kiểm tra cũng làm tốt hơn, đạt điểm cao, kéo kết quả học đi lên. Sinh viên cũng sẽ rèn luyện được kỹ năng thuyết trình tự tin, lưu loát, sinh động, biết tự chuẩn bị nội dung, tự làm slide chuyên nghiệp, cực kỳ hữu ích cho công việc sau này. Khi thuyết trình nhóm, sinh viên cũng sẽ trau dồi được kỹ năng teamwork, phối hợp cùng các bạn để hoàn thiện bài làm & xử lý các mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quá trình làm việc nhóm. Bạn nào làm nhóm trưởng khi thuyết trình nhóm, thì cũng rèn luyện được kỹ năng lãnh đạo nhóm/leadership, là kỹ năng cực kỳ quan trọng để thăng tiến lên cấp quản lý khi đi làm sau này.
>> 5 lỗi sai phổ biến khi sinh viên làm thuyết trình nhóm ở đại học
3. Sinh viên đạt điểm cao ở đại học có tác dụng gì?
Khi đi học, sinh viên mặc định rằng mình cần đạt điểm cao, mình phải cố gắng học để đạt điểm số càng cao càng tốt, nhưng có bao giờ các em tự hỏi đạt điểm cao ở đại học có tác dụng gì không? Đầu tiên, sinh viên học tốt, đạt điểm cao thì sẽ giúp phụ huynh yên tâm, hài lòng, tức là thoả được kỳ vọng từ phía các bậc phụ huynh, ai cũng muốn con mình đạt kêt quả học tập tốt. Khi được điểm cao, học lực giỏi, xuất sắc, đương nhiên đây cũng là thành tích đáng tự hào của sinh viên mà không phải là ai cũng đạt được, giúp các em vững tin hơn vào năng lực của mình.
Đạt điểm cao cũng đồng nghĩa với việc sinh viên đã nắm vững kiến thức môn học, chuyên ngành, là điều cực kỳ quan trọng giúp củng cố hành trang kiến thức, nâng cao năng lực bản thân. Tất nhiên, khi ra trường tìm việc làm, đạt điểm cao, học lực giỏi, xuất sắc, cũng giúp ứng viên thuận lợi hơn ở vòng sàng lọc CV, tăng cơ hội tiếp cận được với các công việc tốt như mong muốn. Theo bạn, sinh viên đạt điểm cao còn có những lợi ích nào nữa?
4. Lỡ xích mích với bạn thân thì phải làm sao?
Bạn thân là những người thường xuyên gặp mặt, trò chuyện, đi chơi, đã cực kỳ hiểu ý nhau, vậy mà vẫn có những lúc bất đồng quan điểm, lỡ xích mích với bạn thân thì phải làm sao? Để xử lý mâu thuẫn một cách triệt để, khách quan và hợp tình hợp lý, tránh để xích mích dâng cao rồi nghỉ chơi nhau, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân dẫn tới xích mích.
Tiếp theo, hãy trao đổi trực tiếp với bạn thân một cách thẳng thắn, về các vấn đề đang xích mích, kèm theo nguyên nhân cụ thể, cùng ngồi lại để hiểu nhau hơn và hoá giải những mâu thuẫn. Vì đã là bạn thân nên việc trao đổi này cũng sẽ diễn ra khá dễ dàng, ai cũng trong tâm thế muốn giải quyết và hoà thuận lại với bạn mình, chứ không muốn cãi vã tới mức nghỉ chơi nhau, mất bạn. Khả năng cao rằng các xích mích hoặc hiểu lầm (nếu có) sẽ được hoá giải sau buổi trao đổi ấy, mà nhiều khi đôi bên sẽ càng hiểu nhau và thân thiết, gắn kết với nhau hơn trong tương lai. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chắc chắn chúng ta không muốn chuyện xích mích với bạn thân tái diễn trong tương lai, nên hãy hạn chế tối đa các trường hợp có thể gây hiểu lầm, mâu thuẫn nhé.
Cẩm nang sinh viên tập 94 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện thuyết trình nhóm, điểm cao ở đại học và lỡ xích mích với bạn thân thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Cẩm nang sinh viên (Tập 92) – Học trước quên sau, bất tài, vô dụng
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.