Home Công việc Có Nên Lấy Lý Do Bận Khi Đồng Nghiệp Nhờ Giúp Đỡ?

Có Nên Lấy Lý Do Bận Khi Đồng Nghiệp Nhờ Giúp Đỡ?

by Hoàng Khôi Phạm
Có Nên Lấy Lý Do Bận Khi Đồng Nghiệp Nhờ Giúp Đỡ?

Khi đi làm, mỗi ngày bạn đều phải tiếp xúc với đồng nghiệp, có những người mà mình thấy hợp tính, chơi chung, thì sẽ thoải mái giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí họ chưa nhờ thì bạn cũng chủ động hỏi thăm, giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đồng nghiệp không thân, và lúc đó bạn cũng không có tâm trạng để giúp đỡ, nên viện lý do bận để từ chối. Liệu có nên lấy lý do bận khi đồng nghiệp nhờ giúp đỡ không?

>> Gặp đồng nghiệp không biết lắng nghe thì phải làm sao?

Giúp nhau trong công việc là điều bình thường

Khi làm việc trong một tập thể, nhất là với các công việc phức tạp, các dự án lớn, thì chuyện teamwork, phối hợp cùng đồng nghiệp, giúp đỡ nhau trong công việc là một điều hoàn toàn bình thường, diễn ra khá phổ biến. Đồng ý rằng vẫn có những đầu việc mà bạn có thể làm việc độc lập, không cần ai giúp đỡ mà vẫn dễ dàng hoàn thành tốt, tuy nhiên, đa số công việc khi đi làm thường sẽ yêu cầu tinh thần teamwork, mỗi người đảm nhiệm một đầu việc, một vai trò, là một mắt xích quan trọng giúp mang lại kết quả tốt cho công việc chung.

Hoặc cũng có những lúc bạn hoặc đồng nghiệp tự dưng bị quá tải công việc, có nhiều việc ập tới cùng lúc, nếu không chủ động nhờ người giúp đỡ, hỗ trợ, thì khả năng cao rằng sẽ không xử lý kịp, có rủi ro chậm tiến độ, trễ deadline, tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường. Tóm lại, khi xác định làm việc nghiêm túc và lâu dài, thì bạn nên hiểu rằng đồng nghiệp giúp nhau trong công việc là điều bình thường, bạn hãy luôn sẵn lòng hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết.

Có nên lấy lý do bận khi đồng nghiệp nhờ giúp đỡ?

Thông thường, bạn sẽ sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp, vì đó là điều bình thường khi làm việc chung, teamwork với nhau. Tuy nhiên, cũng có những lúc bạn đang bị quá tải công việc, hoặc vì những lý do riêng nào đó, không muốn giúp đỡ họ nên đã đưa ra lý do bận, rồi từ chối giúp đỡ đồng nghiệp. Trong trường hợp này, nếu bạn thật sự bận, bạn cũng đang có một đống công việc đang chờ hoàn thành, với deadline gấp rút, và đang xoay sở sấp mặt để cố gắng hoàn thành, thì tất nhiên bạn chỉ cần nói đúng lý do bận, và đồng nghiệp cũng sẽ dễ dàng thấy được điều đó, không làm phiền bạn nữa, họ sẽ tự có cách xử lý công việc riêng của họ.

Đây là điều đương nhiên, vì khi đi làm thì ai cũng bận, và chúng ta cần ưu tiên giải quyết công việc của mình trước, vì đó là trách nhiệm chính của bạn khi đi làm, lỡ loay hoay giúp đồng nghiệp xong cuối cùng trễ nải công việc của mình, thì đồng nghiệp có chịu trách nhiệm thay bạn được không? Còn trong trường hợp bạn không quá bận, vẫn có thể dành thời gian hỗ trợ đồng nghiệp, thì bạn có thể mặc định sẽ luôn đồng ý, sẵn sàng hỗ trợ, hoặc bạn cũng có thể tự cân nhắc từng tình huống, xem khi nào nên giúp, khi nào không nên giúp đồng nghiệp?

>> Gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao?

Khi nào nên giúp, khi nào không nên giúp đồng nghiệp?

Không ít lần bạn được đồng nghiệp nhờ giúp đỡ, và chắc hẳn đôi lúc bạn cũng lăn tăn rằng khi nào nên giúp, khi nào nên từ chối, vì có khả năng rằng nếu bạn luôn đồng ý, thì đồng nghiệp sẽ ỷ lại, lúc nào cũng phụ thuộc vào mình, cũng nhờ mình làm giúp cái này cái kia trong khi đó thật sự không phải nhiệm vụ của mình. Ngoại trừ trường hợp bạn thật sự đang rất bận, thì mặc nhiên sẽ luôn từ chối giúp đỡ đồng nghiệp bất kể lý do hay tình huống họ nhờ hỗ trợ thế nào, vì bạn phải luôn ưu tiên xử lý công việc của mình trước. Còn các trường hợp còn lại bạn có thể cân nhắc.

Thật ra, cách cân  nhắc cũng khá đơn giản, hầu như bất kỳ ai cũng có thể tự thấy, tự đánh giá và quyết định xem trong tình huống đó mình có nên giúp đỡ đồng nghiệp hay không? Đầu tiên, bạn hãy đánh giá xem liệu đồng nghiệp ấy có thật sự bận không, hay đó chỉ là cái cớ để họ lười biếng, nhờ mình làm giùm để họ được thảnh thơi rung đùi ngồi chơi? Nếu đúng là đồng nghiệp đang lười, thì bạn cứ từ chối thôi, nói mình đang bận cũng được, hoặc không nói lý do cũng được, đó là quyền của mình, chứ nếu bạn chấp nhận giúp họ thì sau này họ sẽ lại càng ỷ lại hơn.

Tiếp theo, bạn có thể đánh giá xem liệu các công việc mà đồng nghiệp đang nhờ hỗ trợ có thật sự gấp gáp không, hay họ có thể để dành làm sau cũng được. Nếu công việc ấy không quá gấp, deadline cũng còn thong thả, thì bạn có thể từ chối, nói họ để khi nào rảnh rồi tự làm cũng được, hoặc nếu bạn sẵn lòng thì có thể giúp họ, xem như họ nợ mình một lần, sau này bạn cần nhờ lại việc khác thì họ sẽ hỗ trợ lại bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc thêm về khả năng hoàn thành tốt công việc, nếu đồng nghiệp nhờ vả một việc không đúng chuyên môn, bạn chưa làm bao giờ hoặc nghĩ rằng chưa chắc mình làm tốt bằng họ, thì bạn nên từ chối, chứ nếu nhận việc xong lại làm không tốt thì cũng kỳ.

Từ chối hỗ trợ đồng nghiệp có sao không?

Không ít người đi làm lo lắng rằng khi từ chối giúp đỡ đồng nghiệp thì sẽ bị để bụng, hoặc bị nói xấu, nói mình không thân thiện, thiếu tinh thần đồng đội, ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mình,… Chính tâm lý này đã khiến cho nhiều người cảm thấy ngại, không dám từ chối, lúc nào cũng mặc định đồng ý hỗ trợ đồng nghiệp, tuy nhiên, điều đó có thể khiến bạn bị quá tải công việc, hoặc nếu lỡ nhận làm giúp một việc mà mình không rành, không đúng chuyên môn, xong đạt kết quả không tốt thì sao, lúc đó sẽ còn tệ hơn nữa. Chính vì thế, bạn cần hiểu rằng từ chối hỗ trợ đồng nghiệp là điều bình thường, nhất là khi bạn đang thật sự bận, đang sấp mặt với đống công việc của mình, làm sao mà 3 đầu 6 tay đảm nhiệm thêm việc của đồng nghiệp được. Hoặc nếu bạn tự thấy mình có những lý do hợp lý khác, hoặc đồng nghiệp cũng chưa bận tới mức cần mình phải giúp đỡ, thì bạn cứ từ chối bình thường, không có gì phải ngại cả.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng có nên lấy lý do bận khi đồng nghiệp nhờ giúp đỡ không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 5 tính cách xấu khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích