Home Công việc Có Nên Phóng Đại Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Không?

Có Nên Phóng Đại Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Có Nên Phóng Đại Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Không?

Nếu hỏi rằng phần nào trong CV xin việc được nhà tuyển dụng quan tâm nhất, thì đa số câu trả lời sẽ là phần kinh nghiệm làm việc, ngoại trừ CV của sinh viên mới ra trường, chứ những ai đã có vài ngăm kinh nghiệm rồi thì nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ quan tâm muốn biết xem trong các công việc cũ bạn đã làm những gì, đạt các thành tích nào, kết quả làm việc ra sao, học được gì,… Liên quan tới chủ đề này, có nhiều ứng viên thắc mắc rằng có nên phóng đại kinh nghiệm làm việc trong CV không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> 4 lưu ý để nêu bật kinh nghiệm làm việc khi viết CV

Kinh nghiệm làm việc bao gồm những nội dung gì?

Kinh nghiệm làm việc là những kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn mà bạn tích luỹ được từ những công việc cũ mà mình từng làm trước đây. Những ai có càng nhiều năm kinh nghiệm, trải qua nhiều công việc, phụ trách nhiều nhiệm vụ, công việc chuyên môn ở các công ty cũ, thì sẽ càng có kinh nghiệm làm việc dày dặn hơn, tự tin về năng lực bản thân hơn. Vì thế mới có cụm từ “đi làm để lấy kinh nghiệm”, “làm việc để tích luỹ kinh nghiệm”, tức là song hành với chuyện nỗ lực để hoàn thành tốt những việc được giao, thì chúng ta cũng cần lưu ý quan sát, lắng nghe và học hỏi nhiều điều, tự đúc kết ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho bản thân trong từng việc mình làm.

Kinh nghiệm làm việc bao gồm nhiều nội dung khác nhau, tuỳ theo từng ngành, từng tính chất công việc, thì khi trình bày trong CV bạn có thể liệt kê các nội dung sao cho phù hợp nhất, nhưng thường sẽ bao gồm tên công ty, thời gian bắt đầu & kết thúc công việc, những nhiệm vụ chính, những thành tích nổi trội (kèm số liệu, dẫn chứng cụ thể) và những điều bạn học được từ công việc. Lưu ý trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, không nên quá dài dòng, lan man, nếu thấy phần kinh nghiệm làm việc trong CV của mình khá dài, thì bạn nên lược bỏ bớt một số công việc mà mình có kết quả không mấy nổi trội, hoặc không quá liên quan tới công việc mình đang apply.

Kinh nghiệm quan trọng thế nào khi ứng tuyển việc làm?

Sau khi giải đáp băn khoăn rằng kinh nghiệm làm việc thường bao gồm những nội dung gì, chúng ta sẽ tìm hiểu xem kinh nghiệm quan trọng thế nào khi ứng tuyển việc làm? Bạn có thể hiểu nôm na rằng xin việc là quá trình sàng lọc, khai thác thông tin và đánh giá, lựa chọn xem đâu là người phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển, đủ năng lực để hoàn thành tốt những việc được giao và duy trì phong độ làm việc ổn định.

Ứng viên có thể chứng minh năng lực làm việc của mình bằng kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn, nhưng bằng chứng thuyết phục nhất vẫn là kinh nghiệm làm việc, rằng ở các công ty cũ, các công việc trong quá khứ, thì bạn làm ở vai trò gì, vị trí nào, đảm nhiệm các đầu việc gì, hoàn thành tốt ra sao, kết quả thế nào, có thuận lợi không, kịp deadline không, đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên khi giao việc không, có đạt được các thành tích ấn tượng nào trong công việc cũ không? Tức là nhà tuyển dụng cần tìm người nói có sách, mách có chứng, chứ không quá quan trọng những lời nói suông, lý thuyết suông, mà để chứng minh một cách thực tế và thuyết phục nhất, thì thường sẽ thông qua phần kinh nghiệm làm việc.

>> Không có kinh nghiệm làm việc thì phải làm sao khi ứng tuyển?

Có nên phóng đại kinh nghiệm làm việc trong CV không?

Sau khi hiểu được tầm quan trọng của kinh nghiệm làm việc khi ứng tuyển, thì chắc chắn bạn đang rất muốn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, rằng mình là người dày dặn kinh nghiệm, có năng lực tốt và rất phù hợp với vị trí ứng tuyển. Khi đó, một số ứng viên nghĩ tới chuyện rằng sẽ gian dối, phóng đại kinh nghiệm làm việc trong CV, vẽ ra những kinh nghiệm, thành tích mà mình không thật sự có, hoặc copy trắng trợn những kinh nghiệm của đồng nghiệp, của những nhân viên xuất sắc trong công ty cũ rồi flex rằng đó là thành tích của mình. Liệu có nên làm như thế để tăng cơ hội việc làm, tăng khả năng trúng tuyển không, có nên phóng đại kinh nghiệm làm việc trong CV không?

Câu trả lời là không. Gian dối là điều tối kỵ khi xin việc, đó là điều nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ chấp nhận, đồng thời, họ cũng có nghiệp vụ riêng để phát hiện những điều gian dối, thiếu trung thực trong CV và khi ứng viên trả lời phỏng vấn, nếu phát hiện ra sự gian dối, tự phóng đại kinh nghiệm làm việc hoặc bất kỳ thông tin nào khác, thì nhà tuyển dụng sẽ loại thẳng tay, chứ họ sẽ không tuyển một người gian dối, gian lận vào công ty làm việc. Vây thì cơ hội nào cho những người có ít kinh nghiệm làm việc, nếu ứng viên có ít kinh nghiệm thì viết CV thế nào?

Ít kinh nghiệm làm việc thì viết CV thế nào?

Không nên phóng đại kinh nghiệm làm việc, khi đã hiểu được điều đó thì nhiều ứng viên cực kỳ lăn tăn rằng người ít kinh nghiệm thì viết CV thế nào, chứ nếu viết ít quá thì sẽ bị đánh giá là sơ sài, hoặc cho rằng ứng viên chưa đủ năng lực, thiếu kinh nghiệm, không phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, thì hãy yên tâm rằng nhà tuyển dụng sẽ không quá quan trọng về kinh nghiệm làm việc trong CV, thay vào đó, bạn chỉ cần làm nổi bật các tiêu chí khác, các nội dung khác trong CV xin việc, và cũng có thể thay phần kinh nghiệm bằng phần hoạt động ngoại khoá trong CV.

Còn nếu bạn đã đi làm nhiều năm, từ 2 năm trở lên, mà vẫn thấy CV của mình khá ít kinh nghiệm làm việc, thì bạn có thể ghi chi tiết hơn một tí về kinh nghiệm ở các công ty cũ, các công việc cũ, thêm tầm 2-3 gạch đầu dòng nữa, sao cho CV đỡ trống trải, hãy cố gắng nhớ lại những đầu việc, những dự án với kết quả tốt, thành tích nổi trội mà mình từng đảm nhiệm. Hoặc nếu vẫn thấy hơi trống, thì bạn cũng có thể ghi luôn công việc thực tập lúc trước của mình vào, vì nó cũng là công việc đúng chuyên ngành, và khi tập trung trong kỳ thực tập thì cũng học hỏi được nhiều điều, nhưng lưu ý chọn lọc những điều thật sự liên quan tới vị trí bạn đang apply, chứ không nên huyên thuyên về những điều chẳng liên quan, mắc công sẽ bị đánh giá là lan man, càng đọc càng thấy CV không phù hợp, thì sẽ bị phản tác dụng.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng có nên phóng đại kinh nghiệm làm việc trong CV không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Trả lời phỏng vấn thế nào khi được hỏi kinh nghiệm làm việc?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích