Đau đầu vì điểm kém là câu chuyện chung của rất nhiều sinh viên, điều này thường sẽ kéo dài từ năm nhất tới năm tư, và trở thành nỗi ám ảnh của những ai đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu mà được điểm cao thì tốt rồi, chẳng có gì phải lo lắng, chẳng phải đau đầu vì điểm kém, nhưng để làm được điều đó chẳng phải chuyện dễ dàng… Vậy sinh viên đại học phải làm sao để học giỏi hơn, tiến bộ hơn, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn?
>> 5 quy tắc sinh viên cần tuân thủ để tránh bị điểm kém
Áp lực điểm số khiến sinh viên đau đầu
Chưa bàn tới vấn đề điểm kém hay học lực chưa tốt, ngay cả những bạn sinh viên học giỏi, điểm cao vẫn phải đau đầu vì chuyện học hành, mệt mỏi vì áp lực điểm số. Càng học nhiều môn, kiến thức càng phức tạp, thì càng khiến sinh viên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, các em phải cực kỳ nỗ lực, cố gắng mới có thể vượt qua, nhất là ở các môn học khó, giảng viên khó. Nếu mà điểm cao, điểm tốt như mong đợi thì cũng đỡ, chứ nếu lỡ bị điểm thấp, kéo điểm trung bình tích luỹ đi xuống, khiến nguy cơ bị tuột bậc tốt nghiệp, thì điều đó sẽ càng khiến sinh viên đau đầu hơn, áp lực hơn… Hoặc nếu điểm số quá tệ, không nắm vững kiến thức, dẫn tới trường hợp bị rớt môn, thì chẳng còn gì để nói, thật sự cực kỳ đau đầu.
Bên cạnh áp lực điểm số, thì sinh viên còn đau đầu vì chuyện nghĩ được nhưng chưa làm được. Thông thường, các em hay tự đặt mục tiêu rằng mình phải học tốt, nắm vững kiến thức, đạt điểm trung bình ít nhất cũng ở mức khá giỏi, tức là mình nghĩ rất hay, rất hào nhoáng, nhưng thực tế thì chưa làm được như thế, đi học bữa đực bữa cái, nghe giảng xong vẫn chưa hiểu bài, chưa nắm kiến thức, về nhà cũng chưa đủ chăm chỉ để làm bài tập, lười ôn lại bài cũ, nên cuối cùng phải ngậm ngùi nhận về những con điểm kém, dưới trung bình và thậm chí còn bị rớt môn, nợ môn… Trong trường hợp như thế thì đau đầu cũng là chuyện bình thường, hầu như sinh viên nào cũng sẽ thấy áp lực, mệt mỏi, càng nghĩ tới càng nặng đầu.
Sinh viên bị điểm kém vì những lý do thường gặp nào?
Không có chuyện tự dưng sinh viên lại bị điểm kém, nếu nói là do thiếu may mắn, gặp trúng giáo viên chấm khó, hoặc đề thi ra đúng phần mình chưa học, thì đó chỉ là những lý lẽ để biện hộ cho sự lười nhác trong học tập. Đồng ý rằng những trường hợp xui rủi kể trên hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng không ai bị xui mãi cả, không ai xui liên tục đến mức thường xuyên bị điểm kém, nhiều lần rớt môn phải học lại,… Nếu giảng viên chấm khó thì cả lớp cũng đều bị mà, nếu đề thi ra trúng phần mình chưa học thì tại sao các em không tự trách rằng bản thân mình đã thiếu chăm chỉ, không học hết toàn bộ kiến thức, mà lại lao đầu vào việc học tủ, dẫn tới việc bị tủ đè? Lười nhác trong học tập chính là lý do đầu tiên dẫn tới hệ quả sinh viên bị điểm kém, và hầu như nó cũng là lý do phổ biến nhất, là căn nguyên của những lý do khác:
- Chẳng hạn như việc cúp học, đi trễ về sớm, cũng liên quan tới sự lười biếng;
- Vào lớp nằm ngủ, không chịu tập trung nghe giảng, cũng liên quan tới lười biếng;
- Về nhà không chịu làm bài tập, nhìn thấy cuốn sách cuốn vở là mắt híp lại, cũng là lười biếng;
- Đến kỳ thi không tập trung ôn bài, lao vào học tủ, học vẹt, vẫn liên quan tới sự lười biếng…
>> Sinh viên trầm cảm vì kết quả học tập kém thì phải làm sao?
Phải làm sao để học giỏi hơn, tránh đau đầu vì điểm kém?
Hầu như tất cả lý do khiến sinh viên bị điểm kém đều xoay quanh chuyện lười biếng, đây là một thói quen xấu khó bỏ, nhất là khi nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức, các em sẽ có xu hướng lười biếng mọi lúc, mọi nơi, thích đi chơi hơn đi học, thích nằm ngủ hơn ngồi làm bài. Nếu cứ mãi như vậy thì sinh viên sẽ chẳng thể thoát khỏi cơn ác mộng về điểm số, cứ luôn phải đau đầu vì điểm kém, đi học mà thấy áp lực chứ chẳng có gì vui… điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới tương lai của chính các em, bây giờ không chịu chăm chỉ học, ra trường mà không nắm vững kiến thức thì sẽ cực kỳ bất lợi, chật vật khi tìm việc.
Chính vì thế, để học giỏi hơn, tránh bị đau đầu vì điểm kém, thì sinh viên cần phải quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình để gạt bỏ cơn lười biếng sang một bên. Tất nhiên, các em không thể thay đổi ngay lập tức trong một sớm một chiều, nhưng mình có thể dần dần thay đổi, dần dần tiến bộ, cố gắng mỗi ngày mình siêng năng hơn một tí, chăm chỉ hơn một tí, thì sau một thời gian nhìn lại, các em sẽ thấy bản thân mình đã tiến bộ hơn rất nhiều, vừa trở thành một người siêng năng hơn, học hành chăm chỉ hơn, vừa thấy kết quả học tập của mình tiến bộ rõ rệt, đạt điểm cao hơn, thường xuyên mang về các con điểm ở mức khá giỏi, tạm biệt điểm kém, chẳng sợ bị đau đầu vì điểm kém nữa.
Bài viết này đã giúp sinh viên gỡ rối được khúc mắc rằng các em thường bị điểm kém vì những lý do nào, hiểu rõ nguyên nhân chính dẫn tới chuyện bị điểm kém, từ đó, có thể từ từ thay đổi, quyết tâm lội ngược dòng để học giỏi hơn, tránh để bản thân tiếp tục đau đầu vì điểm kém. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên phải làm sao khi liên tiếp bị điểm kém?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.