Sau một tháng vất vả chạy đua để theo kịp KPI, nhất là những ngày cuối tháng cực kỳ áp lực, mệt mỏi, có khi bạn phải liên tục tăng ca, làm thêm giờ, mang công việc về nhà để có thể hoàn thành đúng tiến độ đảm bảo chất lượng và đúng deadline. Chính vì thế, dân công sở thường cho rằng đầu tháng là thời gian để mình được nghỉ ngơi, relax sau một tháng làm việc chăm chỉ. Quan điểm này đúng hay sai, có tiềm ẩn rủi ro gì không?
>> Tác phong chuyên nghiệp là gì, giúp ích thế nào khi đi làm?
Đầu tháng có phải là thời gian nghỉ ngơi của dân công sở?
Bất kỳ công việc nào cũng có áp lực, phải chạy đua KPI, theo đúng deadline, chứ không riêng gì công việc văn phòng. Song song đó, tuần nào bạn cũng được nghỉ vào 1-2 ngày cuối tuần, cộng thêm 12 ngày nghỉ phép được hưởng nguyên lương mỗi năm, nếu cảm thấy công việc quá áp lực, mệt mỏi, kiệt sức, bạn vẫn có thể chủ động xin nghỉ phép để nghỉ ngơi, cân bằng công việc và cuộc sống. Chính vì thế, “đầu tháng là thời gian nghỉ ngơi của dân công sở” là một quan điểm không chính xác, nếu bạn thật sự thấy quá mệt mỏi, thì có thể xin off vào ngày mùng 1 hàng tháng, nghỉ cho sướng, chơi cho đã, rồi quay lại guồng làm việc bình thường, tập trung cao độ, bám sát tiến độ và hiệu quả công việc, chứ không nên ráng đi làm với tâm trạng bất ổn, mệt mỏi, uể oải, làm thì ít mà ngồi chơi thì nhiều,… vì điều đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Xu hướng nghỉ ngơi, lười biếng đầu tháng tiềm ẩn rủi ro gì?
Nghỉ ngơi là một điều cần thiết để giúp bạn hồi sức, nạp năng lượng, đảm bảo đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc, mang lại kết quả tốt trong tương lai. Tức là bạn cần tránh để bản thân bị hao tổn sức lực quá mức, dẫn tới bị kiệt sức, vì khi sức khoẻ không đảm bảo thì sẽ khó lòng hoàn thành tốt những việc được giao.
Tuy nhiên, bạn không nên đánh đồng điều đó với chuyện tự cho mình quyền được nghỉ ngơi, lười biếng, xao nhãng công việc vào đầu tháng, vì điều đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường như:
- Không hoàn thành tốt những việc được giao vào đầu tháng, làm xong không đạt chất lượng, trễ deadline;
- Khiến bạn hình thành thói quen lười biếng, đây là một thói quen xấu khó bỏ, kéo kết quả làm việc đi xuống;
- Trễ nải tiến độ công việc, bắt đầu quay lại guồng làm việc chậm hơn so với những người khác;
- Sau vài ngày nghỉ ngơi, quay lại làm việc bạn sẽ bị khớp, chưa kịp bắt nhịp, hoặc thấy công việc bị tồn đọng từ đầu tháng quá nhiều, bạn sẽ bị stress, quá tải, rồi lao vào làm đại cho xong, mà chưa chắc sẽ xong hết được, gây ra nhiều bất cập khi lại được giao thêm công việc mới, chồng chất lên nhau;
- Vừa làm vừa chơi, hoặc thậm chí vào công ty ngồi chơi, không thèm làm việc, sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu đi trong mắt đồng nghiệp xung quanh, nếu cấp trên biết được thì bạn sẽ bị cảnh cáo, tái diễn liên tục có thể bị sa thải, mất việc chỉ vì mình có xu hướng nghỉ ngơi, lười biếng vào đầu tháng.
- Khó lòng theo kịp KPI mà công ty đặt ra, vì bạn chưa tập trung làm việc từ đầu tháng, nhiều khả năng rằng cuối tháng bạn sẽ cực kỳ áp lực, phải ráng vắt chân lên cổ mà chạy, làm ngày làm đêm vì deadline dí, như thế thì bạn sẽ lại bị đuối sức, mệt mỏi, và lại có xu hướng muốn nghỉ ngơi vào đầu tháng sau, khiến vòng xoáy tiêu cực này lặp lại…
>> Gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao?
Đừng nghỉ ngơi, hãy lập kế hoạch làm việc vào đầu tháng!
Thay vì để bản thân nghỉ ngơi, chây lười vào đầu tháng, khiến công việc bị đình trệ, chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, thì bạn hãy dành thời gian đầu tháng để lập kế hoạch làm việc. Đầu tiên, bạn hãy viết ra những mục tiêu quan trọng mà mình cần đạt được trong tháng, đó có thể là những KPI mà công ty đưa xuống cho bạn, và cũng có thể tự bổ sung thêm những mục tiêu riêng của mình liên quan tới công việc. Sau đó, bạn hãy tự list ra những việc cần làm để từng bước đạt được các mục tiêu đã đặt ra, rồi sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian, việc nào cần làm trước, việc nào làm sau, nhất là những việc có liên quan mật thiết với nhau, phải hoàn thành cái này trước, rồi mới bắt tay vào làm cái kia được.
Tiếp theo, bạn hãy gán những việc mà mình đã liệt kê vào trong thời gian biểu cụ thể, rằng ngày nào, lúc mấy giờ, mình sẽ làm việc gì, phân bổ thời gian trong vòng mấy tiếng cho mỗi công việc. Bạn làm càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. Những khung thời gian nào còn trống thì bạn cứ để trống, vì công ty sẽ thường giao thêm việc cho mình, khi có đầu việc mới thì bạn chỉ cần cân nhắc xem nên xếp chúng vào khung thời gian nào cho phù hợp thôi. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo cách lập kế hoạch làm việc theo sát KPI và deadline tại đây.
Bài viết này đã giúp bạn xác định rõ rằng đầu tháng không phải thời gian nghỉ ngơi của dân công sở, bạn cần phải chăm chỉ, cố gắng và nghiêm túc làm việc từ đầu tháng, không được có tâm lý rong chơi, lười biếng, vì chúng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.