Khi đi làm, ai cũng mong muốn mình sẽ hoàn thành tốt công việc, mang về kết quả đúng như kỳ vọng của cấp trên. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn khó lòng kiểm soát được chất lượng công việc, hoặc cảm thấy mình đã cố gắng, nỗ lực làm việc nhưng lại mang về kết quả không như mong đợi. Lúc đó, nếu cấp trên của bạn là một người khó tính, nóng tính, thì chắc hẳn rằng bạn phải chuẩn bị tinh thần để nghe sếp chửi, trách mắng. Đây là điều bình thường mà ai cũng có thể gặp phải khi đi làm, tuy nhiên, nếu bị sếp chửi nhiều quá thì sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, phải làm sao?
>> Không hợp với sếp mới thì có nên nghỉ việc không?
Sếp thường chửi nhân viên vì các lý do gì?
Trước tiên, bạn cần nắm được rằng sếp thường chửi nhân viên vì các lý do gì, từ đó sẽ xác định được rằng mình đang nằm trong trường hợp nào, và sẽ có cơ sở đúng đắn để cân nhắc, lựa chọn hướng giải quyết phù hợp. Dưới đây là một số lý do sếp chửi nhân viên thường gặp nhất:
- Nhân viên đi trễ, về sớm, không đảm bảo chuyên cần, không tuân thủ giờ giấc làm việc;
- Nhân viên không tập trung làm việc, lười biếng, lúc nào cũng thấy ngồi chơi, làm việc riêng;
- Nhân viên không quan tâm tới kết quả công việc, làm việc qua loa cho xong, hết giờ đi về;
- Đi làm bị sếp chửi vì có kết quả làm việc không tốt, thường để xảy ra sai sót trong công việc;
- Nhân viên không nỗ lực làm việc, kết quả làm việc tệ nhưng vẫn nhởn nhơ như chẳng có vấn đề gì;
- Đi làm bị sếp chửi vì không biết teamwork, không phối hợp với đồng nghiệp trong các việc chung;
- Bị sếp chửi vì làm việc không đúng quy định, quy trình, vi phạm nội quy công ty, gây thiệt hại cho công ty;
- Bị sếp chửi vì đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không khắc phục, không thay đổi, vẫn tiếp tục phạm lỗi cũ;
- Bị sếp chửi vì không hợp tính, phong cách làm việc cũng trái ngược nhau, không thể hoà hợp;
- Sếp quá khó tính, nóng tính, đụng đâu cũng chửi, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn đều chửi nhân viên…
Đi làm bị sếp chửi nhiều quá thì phải làm sao?
Khi đi làm, nếu thấy mình bị sếp chửi nhiều quá, thì bạn cần phải nhìn lại những nguyên nhân ở phần trước xem mình đang mắc phải những trường hợp nào? Nếu thật sự vấn đề đang nằm ở phía bạn, khiến cấp trên không thể chịu đựng được nữa, đã nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái phạm, thì tất nhiên bạn phải nghe chửi. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn cứ trơ trơ ra, ai chửi thì nghe, sếp chửi xong thì bỏ ngoài tai, thay vào đó, bạn cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân, nếu có những điều gì chưa tốt, khiến kết quả công việc bị kém, bị đình trệ, thì bạn cần phải nhanh chóng khắc phục.
Bạn có cần công việc này nữa không? Nếu bạn vẫn cần công việc này thì hãy thay đổi ngay, chứ để tần suất đi làm bị sếp chửi ngày càng nhiều, thì rủi ro bị sa thải sẽ càng lớn. Chẳng hạn như nếu bản thân mình chưa tuân thủ giờ giấc làm việc, thì phải nghiêm túc chỉnh đốn lại. Hoặc mình làm việc thiếu tập trung, thì hãy thử ngay các giải pháp giúp nâng cao sự tập trung. Hoặc mình teamwork kém thì hãy nhanh chóng cải thiện kỹ năng làm việc nhóm. Còn nếu bạn đang cực kỳ chán nản công việc, không còn đam mê với công việc hiện tại nữa, hoặc đi làm bị cấp trên chửi mắng nhiều một cách vô cớ, khiến bạn cực kỳ bất mãn, khó chịu, thì bạn có thể thử tìm kiếm một môi trường làm việc mới, chứ cũng không nên im lặng chịu trận, hoặc đi làm qua loa đại khái cho qua ngày, vì như thế sẽ không giải quyết được vấn đề, mà càng khiến sự việc tệ hơn.
>> 6 dấu hiệu nhận biết nhân viên sắp nghỉ việc
Làm việc thế nào để hạn chế bị cấp trên trách mắng?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì để tới khi đi làm bị sếp chửi nhiều, rồi tìm cách giải quyết, thì tốt hơn bạn nên thay đổi về cách làm việc để hạn chế bị cấp trên trách mắng. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng mình yêu thích công việc này, mỗi ngày đi làm tràn đầy nhiệt huyết, hào hứng, chuyên tâm cho công việc, khi đã có tinh thần tốt như thế, thì bạn sẽ tập trung hơn cho công việc, và cấp trên sẽ khó lòng trách mắng bạn. Tiếp theo, bạn cần phải có tinh thần nghiêm túc, kỷ luật và chuyên nghiệp khi làm việc, tức là cần đảm bảo chuyên cần, đi làm đúng giờ, khi làm việc thì cần toàn tâm toàn ý cho công việc, tập trung vào hiệu quả công việc, cố gắng chú tâm để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, trách nhiệm nhất, và bạn cũng cần đảm bảo mình làm việc tuân theo đúng các quy định, quy trình của công ty.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ thái độ hoà nhã, thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp xung quanh, để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên, thể hiện rằng mình vừa hoà đồng, vừa teamwork tốt. Khi làm được điều này, tất nhiên, cấp trên cũng sẽ có thiện cảm hơn với bạn, và sẽ khó lòng chửi mắng bạn trong tương lai, trừ khi bạn vi phạm phải những điều cực kỳ nghiêm trọng, hoặc phạm lại một lỗi đã được nhắc nhở nhiều lần, chứ nếu chỉ để xảy ra những lỗi sai nhỏ thì sẽ không thành vấn đề, chỉ bị nhắc nhở hoặc cảnh cáo đơn giản, nhẹ nhàng thôi.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng đi làm bị sếp chửi nhiều quá thì phải làm sao, đồng thời, gợi ý cách hạn chế bị cấp trên trách mắng trong tương lai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Không còn nhiệt huyết với công việc thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.