Khi đi làm, đa số chúng ta sẽ muốn được làm việc cùng với những đồng nghiệp giỏi, vững vàng chuyên môn, vì điều đó sẽ giúp công việc được thuận lợi hơn, đi đúng hướng hơn và tăng khả năng đạt kết quả công việc tốt hơn. Thế nhưng đời không như ta muốn, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những đồng nghiệp tào lao, không có chuyên môn nhưng lại thích thể hiện bản thân, cho rằng mình tài giỏi, vậy phải làm sao trong trường hợp này?
>> Đi làm không được training, đào tạo thì phải làm sao?
Lợi thế khi làm việc với đồng nghiệp chuyên môn tốt
Khi làm việc với đồng nghiệp chuyên môn tốt, thì đó cũng sẽ là một người đồng đội tuyệt vời, luôn sẵn lòng hỗ trợ và đủ năng lực để trợ giúp bạn trong những đầu việc khó, giúp bạn cực kỳ yên tâm khi teamwork với họ. Tất nhiên, họ cũng sẽ luôn đảm bảo kết quả công việc tốt, là tấm gương sáng để bạn nhìn vào, và lấy động lực để cố gắng học hỏi, trau dồi bản thân, và vững tin rằng sau này mình cũng có thể gặt hái được nhiều thành công giống họ. Ngoài ra, khi hàng ngày đều được tiếp xúc với một người đồng nghiệp giỏi, chuyên môn tốt, thì khả năng cao rằng bạn sẽ học hỏi, trau dồi được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mềm, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc hữu ích cho bản thân, tức là mình vừa làm cùng, vừa học hỏi được thêm nhiều điều, giống kiểu đôi bạn cùng tiến, cùng giúp nhau trở nên giỏi hơn.
Đồng nghiệp không có chuyên môn khiến bạn mệt mỏi thế nào?
Sau khi điểm qua những lợi thế khi làm việc với đồng nghiệp có chuyên môn tốt, thì bạn sẽ thấy rằng đó thật sự là một điều tuyệt vời. Nhưng đâu phải lúc nào cũng được như thế, nếu phải đối mặt với đồng nghiệp không có chuyên môn thì sẽ ra sao, khiến bạn mệt mỏi thế nào? Đầu tiên, đồng nghiệp không có chuyên môn sẽ kéo kết quả teamwork đi xuống, nếu bạn càng làm việc nhóm với họ nhiều, thì càng bị ảnh hưởng nhiều. Tiếp theo, bạn có thể sẽ phải mệt mỏi đi xử lý những hậu quả, thiệt hại do sai sót của người đó gây ra trong quá trình làm việc, vậy là vừa mệt hơn, vừa mất thời gian hơn.
Ngoài ra, đồng nghiệp có chuyên môn chưa tốt cũng sẽ tác động tới tâm lý làm việc của bạn, thay vì có tâm trạng phấn khởi kiểu đôi bạn cùng tiến, thì bạn lại phải luôn mang tâm trạng bực bội, mệt mỏi, lo rằng không biết đồng nghiệp ấy đang sắp “báo” thêm điều gì nữa? Chưa dừng lại ở đó, nếu đồng nghiệp không có chuyên môn, nhưng lại được cái tự tin, thích thể hiện bản thân, cho rằng mình tài giỏi, quan điểm của mình đúng, không chịu lắng nghe những góp ý của người khác, cứ khăng khăng làm theo kiểu của mình, thì thật sự cực kỳ tai hại, có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối, hậu quả khôn lường.
>> Ranh giới giữa nhân viên giỏi và xuất sắc, bạn đã biết chưa?
Gặp đồng nghiệp tào lao, không có chuyên môn thì phải làm sao?
Chắc hẳn rằng bạn không thể im lặng chịu trận với những đồng nghiệp tào lao, không có chuyên môn nhưng lại thích thể hiện, vì điều đó sẽ khiến bạn cực kỳ mệt mỏi, và nhiều khi sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả làm việc. Vậy phải làm sao để giải quyết trường hợp này, gặp đồng nghiệp tào lao, không có chuyên môn thì xử lý thế nào?
Đầu tiên, bạn cần nắm được những lần họ để xảy ra sai sót, thiệt hại trong công việc, rồi trao đổi lại với họ rằng điều đó xuất phát từ việc họ chưa nắm vững chuyên môn, mắc phải những sai phạm cơ bản trong nghiệp vụ làm việc, để dần dần họ tự nhận thức được bản thân đang còn nhiều thiếu sót, và cũng là cách giúp họ công nhận năng lực của bạn, thấy rằng bạn là một người giỏi, sẵn sàng góp ý, chỉ ra lỗi sai để họ khắc phục, hoàn thiện bản thân.
Tất nhiên, cách trao đổi của bạn cũng cần phải thật sự khéo léo, kiểu như đang chân thành góp ý, chứ không nên thể hiện thái độ như đang bắt lỗi, chỉ trích, vì điều đó sẽ bị phản tác dụng, khiến họ bực bội, xích mích và đối đầu với bạn, sau này bạn càng nói thì họ càng không quan tâm, càng cố tình làm ngược lại. Vậy mấu chốt nằm ở cách bạn góp ý, giúp họ nhận thức và dần thay đổi, thật ra khi đi làm thì ai cũng muốn mình có cơ hội được học hỏi, nâng cao năng lực, trau dồi chuyên môn, chính vì thế, khi họ nhận ra rằng bạn là người có thể góp ý, giúp họ tiến bộ, thì họ sẽ tin tưởng vào những gì bạn nói, sẽ cố gắng học hỏi, củng cố chuyên môn nhiều hơn, giúp mang về kết quả làm việc tốt hơn.
Đừng để mình bị người khác đánh giá thấp chuyên môn
Song song với chuyện giải quyết tình huống đối mặt với đồng nghiệp không có chuyên môn, thì bạn cũng cần lưu ý tránh để mình bị người khác đánh giá thấp chuyên môn, xem thường năng lực làm việc của mình. Để làm được điều này, thì tất nhiên bạn phải biết người biết ta, hiểu được năng lực mình đang ở đâu, đang có những thiếu sót nào cần trau dồi, rồi từ đó tìm phương án để học hỏi, rèn luyện, khắc phục những điểm yếu, giúp mình vững vàng chuyên môn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng kiến thức chuyên môn là một kho tàng vô tận, bạn đừng bao giờ chủ quan cho rằng mình đã biết nhiều rồi, đủ giỏi rồi, xong lại chủ quan không chịu học hỏi thêm, vì chính quan điểm ấy sẽ khiến bạn có khả năng bị dậm chân tại chỗ, đi làm lâu năm mà không tiến bộ. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các thông tin, kiến thức mới nhất liên quan tới chuyên ngành, tới công việc mình đang đảm nhiệm, giúp bạn nâng cao chuyên môn.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng đi làm gặp đồng nghiệp tào lao, không có chuyên môn thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đi làm lâu năm vẫn giậm chân tại chỗ thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.