Home Học tậpHọc hành, thi cử Điểm Trung Bình 1 Học Kỳ Loại Yếu Có Sao Không?

Điểm Trung Bình 1 Học Kỳ Loại Yếu Có Sao Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Điểm Trung Bình 1 Học Kỳ Loại Yếu Có Sao Không?

Song song với việc cố gắng học để nắm vững kiến thức, thì chuyện điểm số cũng khiến nhiều sinh viên cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, nhất là khi kết quả điểm trung bình tệ hơn nhiều so với kỳ vọng, và rơi vào vùng nguy hiểm, báo động. Cụ thể hơn, có một bạn sinh viên đã gửi băn khoăn của mình tới Tự Tin Vào Đời rằng “Anh ơi, năm nhất HK1 thì điểm trung bình tích lũy của em loại khá, nhưng mà sang HK2 lại ở mức yếu, nó có ảnh hưởng gì không ạ và em nên làm thế nào để cải thiện điểm số đây ạ?” – Hãy cùng giải đáp trong bài viết này nhé!

>> Điểm trung bình tích luỹ là gì, quan trọng như thế nào?

Điểm trung bình bao nhiêu thì bị tính là loại yếu?

Đối với chương trình đại học, điểm trung bình tích luỹ, hoặc điểm trung bình học kỳ/năm học dưới 5.0 trên thang điểm 10, và dưới 2.0 trên thang điểm 4 sẽ được tính là loại yếu. Đây là trường hợp mà hầu như rất ít sinh viên nghĩ rằng, vì đa số các em đều có kết quả học tập loại khá, giỏi, xuất sắc ở hồi cấp 2, cấp 3, thậm chí hiếm khi rớt xuống học lực trung bình, chứ huống hồ gì tới chuyện học lực yếu, điểm trung bình năm học làm sao mà dưới 5.0 được. Tuy nhiên, đó chỉ đúng trong trường hợp các em còn học trung học, phổ thông thôi, chứ khi lên đại học thì chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra, thì thực chất các môn ở đại học sẽ rất phức tạp, vừa nặng, mà cách giảng dạy, chấm điểm của giảng viên cũng sẽ rất khó. Đồng nghĩa với việc nếu sinh viên chủ quan, lơ là, không tập trung, không cố gắng học hành đàng hoàng thì hoàn toàn có thể bị điểm kém, kéo điểm trung bình tích luỹ xuống loại yếu, thậm chí có những môn không đạt, thì còn phải học lại để trả nợ môn.

Học lực loại yếu sẽ không được tốt nghiệp ra trường?

Nếu như ở cấp 2, cấp 3, loại yếu thường sẽ phải ở lại lớp, phải học lại từ đầu toàn bộ các môn trong năm học, thì khi ở đại học sẽ không như thế, các em sẽ không bị ở lại lớp nên cũng đỡ lo lắng phần nào. Tuy nhiên, có một thông tin khác khiến nhiều sinh viên cảm thấy hoang mang, nhất là với những bạn năm 3, năm 4 sắp ra trường nhưng kết quả điểm trung bình lại chưa tốt, đó chính là học lực loại yếu sẽ không được tốt nghiệp. Liệu điều đó có chính xác không?

Để được tốt nghiệp đại học, sinh viên phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chí theo quy định của bộ giáo dục, và cả các quy định riêng của từng trường đại học, trong đó có tiêu chí liên quan tới điểm trung bình tích luỹ suốt 4 năm đại học của sinh viên, đó là điểm tích luỹ phải đạt từ 5.0 trở lên trên thang điểm 10, hoặc từ 2.0 trở lên trên thang điểm 4. Điều này đồng nghĩa rằng sinh viên học lực yếu sẽ không đủ điều kiện để được tốt nghiệp ra trường. Song song đó, các em cũng cần lưu ý thêm một số điều kiện khác, cụ thể hơn có thể tham khảo tại đây.

Điểm trung bình 1 học kỳ loại yếu có sao không?

Sau khi xác minh chính xác rằng học lực loại yếu sẽ không được tốt nghiệp ra trường, thì những bạn sinh viên có điểm trung bình chưa tốt đang cực kỳ hoang mang, lo ngại rằng mình có thể sẽ bị rơi vào trường hợp xấu ấy. Cụ thể hơn, trong phần này chúng ta sẽ giải đáp xem điểm trung bình 1 học kỳ lọia yếu có sao không?

Thông thường, chương trình đại học sẽ kéo dài 4 năm, bao gồm tổng cộng 8 học kỳ, tức là nếu lỡ điểm trung bình 1 học kỳ loại yếu, thì sinh viên vẫn còn 7 học kỳ khác để nỗ lực cải thiện, kéo kết quả điểm số lên mức an toàn hơn. Tất nhiên, như đã làm rõ từ đầu, thì chương trình học ở đại học sẽ rất phức tạp, rất khó, đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực rất nhiều, tập trung cao độ thì mới hoàn thành tốt được. Điều này sẽ càng là thử thách khó hơn đối với những bạn vốn dĩ có năng lực học tập chưa tốt, để điểm trung bình 1 học kỳ rớt xuống loại yếu. Vậy có những giải pháp hay lời khuyên nào mà sinh viên có thể áp dụng để cải thiện điểm số trong các học kỳ tiếp theo không?

Cách cải thiện điểm số trong các học kỳ tiếp theo

Để cải thiện điểm số, đầu tiên, sinh viên cần phải củng cố động lực học tập, tìm lại niềm cảm hứng đối với chuyện học hành, phải cảm thấy các môn học thú vị, giúp mình tích luỹ nhiều kiến thức hữu ích, giúp ích cho bản thân khi đi làm sau này. Từ đó, sinh viên sẽ có động lực để cố gắng học hành nghiêm túc, chăm chỉ hơn trong các học kỳ tiếp theo. Tức là khi mình nhận thức được tầm quan trọng của chuyện học tập, vui thích khi tiếp thu được kiến thức mới, hữu ích cho bản thân, thì các em sẽ tự giác chăm chỉ, tập trung học tập mà không cần ai thúc ép.

Song song đó, sinh viên cũng cần tìm ra phương pháp học phù hợp với mình nhất, sao cho vừa hiệu quả cao, vừa cảm thấy thoải mái để theo lâu dài, chẳng hạn như dùng sơ đồ tư duy mind map, vừa học vừa thực hành, học nhóm cùng bạn bè, giải đề, đọc thêm tài liệu nâng cao,… miễn sao các em thấy phát huy tác dụng. Ngoài ra, để đảm bảo phân bổ đủ thời gian cho việc học, thì sinh viên nên lập thời gian biểu học tập cụ thể hàng ngày, hàng tuần, rồi nghiêm túc tuân thủ đúng theo chúng, giờ nào việc nấy, học ra học, chơi ra chơi, thì mới có thể cải thiện điểm số trong các học kỳ tiếp theo, tránh để điểm trung bình học kỳ của mình tiếp tục bị xếp loại yếu.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng điểm trung bình 1 học kỳ loại yếu có sao không, và cách cải thiện điểm số trong các học kỳ tiếp theo. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Học môn tự chọn để kéo điểm trung bình lên có được không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích