Hướng nội là điều hoàn toàn bình thường, nó là nét cá tính riêng biệt của mỗi người và bạn hoàn toàn có thể duy trì điều đó, vì bạn là chính bạn, không nhất thiết phải ép mình thay đổi cho giống bất kỳ ai. Tuy nhiên, có không ít người đang có góc nhìn thiếu chính xác về tính hướng nội, rằng nếu hướng nội thì sẽ là người ngại giao tiếp, không có nhu cầu nói chuyện quá nhiều, và viện vào lý do ấy để trốn tránh giao tiếp. Đó là điều không nên, đừng bao giờ lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp! Vì sao lại như thế? Hãy cùng làm rõ trong bài viết này nhé!
>> Sinh viên hướng nội phải làm sao để có nhiều bạn tốt?
Đặc điểm của người hướng nội
Ai cũng biết người hướng nội thường sẽ có xu hướng không thích sự ồn ào, không thích tán gẫu với người lạ, và cũng chẳng thích chia sẻ quá nhiều thông tin riêng tư về bản thân với người khác. Tức là họ vẫn tham gia các cuộc vui chơi, giao tiếp, trò chuyện, nhưng chủ yếu sẽ lắng nghe nhiều hơn, họ nghe và ghi nhận thông tin, khi nào thật sự cần thiết và phù hợp thì họ sẽ tham gia vào cuộc trò chuyện, chứ không phải là họ sẽ luôn im lặng, tránh xa tất cả mọi người. Bên cạnh đó, người hướng nội thường sẽ không quá quan tâm tới chuyện đời tư của người khác, và cũng chẳng bận tâm với những thông tin không quá liên quan tới mình, thay vào đó, họ chỉ tập trung thời gian cho những gì thật sự liên quan và cần thiết. Ngoài ra, tuỳ theo đặc trưng cá tính riêng của từng người, mà những ai hướng nội có thể sẽ có thêm một số đặc điểm khác, và tất nhiên, dù hướng nội nhưng họ vẫn hoàn toàn bình thường, đừng nhầm lẫn rằng họ là người lập dị vì họ khác với mình nhé.
Người hướng nội có ngại giao tiếp không?
Có không ít luồng quan điểm trái chiều xoay quanh vấn đề rằng người hướng nội có ngại giao tiếp không? Có người cho rằng người hướng nội sẽ ít nói, không muốn tụ tập nói chuyện quá nhiều, nhất là khi xung quanh không có ai quá thân thiết, nên kết luận rằng người hướng nội sẽ ngại giao tiếp.
Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng hướng nội chỉ đơn thuần là mình có xu hướng lắng nghe nhiều hơn, ít chia sẻ thông tin riêng, quan điểm cá nhân của mình, chứ khi đặt vào các cuộc trò chuyện quan trọng, liên quan tới công việc, thì họ vẫn thoải mái giao tiếp như mọi người, không thể kết luận rằng bất kỳ ai hướng nội cũng ngại giao tiếp, cũng không thể giao tiếp trong công việc. Mỗi quan điểm đều có những lập luận riêng, và chẳng bên nào chịu thua bên nào, khiến cho cuộc tranh cãi này hầu như vẫn chưa thể đi tới hồi kết. Tuy nhiên, trên quan điểm riêng của tác giả, thì chúng ta đừng lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp, lý do cụ thể sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo.
>> Cách giúp người hướng nội hoà nhập với đồng nghiệp
Đừng lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp
Giao tiếp là một điều hoàn toàn bình thường trong học tập, công việc và đời sống. Bạn bắt buộc phải giao tiếp với mọi người xung quanh, dù bản thân là người hướng nội hay hướng ngoại, vì đơn giản đó chỉ là những cuộc trò chuyện, trao đổi thông tin bình thường với những người xung quanh. Hầu như sẽ không có ai đe hoạ, hãm hại hay có ý định xấu khi trao đổi các vấn đề học tập, công việc với bạn, nhất là khi đó là những người bạn cùng lớp, những đồng nghiệp chung công ty, chung phòng ban. Trốn tránh giao tiếp có thể khiến bạn thấy thoải mái ở thời điểm hiện tại, khi đỡ mất thời gian, đỡ mắc công phải nói chuyện với người này người kia, có thể tạm thời thoả mãn cơn lười nói chuyện của bạn.
Tuy nhiên, về lâu dài, nếu bạn luôn trong tâm thế ngại giao tiếp, lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp, tránh né những lần phải làm việc trực tiếp với khách hàng, đối tác, hoặc giao tiếp trao đổi công việc với đồng nghiệp, thì khả năng cao rằng bạn sẽ dậm chân tại chỗ, đi làm lâu năm mà không tiến bộ, không phát triển được gì, và người thiệt thòi không ai khác ngoài chính bạn, một người hướng nội nhưng định nghĩa chưa đúng về người hướng nội.
Làm sao để người hướng nội tự tin giao tiếp hơn?
Tất nhiên, người hướng nội sẽ có xu hướng khép mình, thiên về việc lắng nghe, chứ sẽ chưa thể nào hoạt ngôn, nói nhiều như người hướng ngoại. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ mãi như thế, bạn vẫn có khả năng thay đổi nếu mình đủ bản lĩnh, đủ cố gắng và kiên trì trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Đầu tiên, bạn hãy thử cởi mở, trò chuyện nhiều hơn với những người thân thiết xung quanh, chẳng hạn như bạn bè, người thân, về những chủ đề mà mình yêu thích, mình biết nhiều thông tin, có nhiều điều để chia sẻ. Luyện tập điều này mỗi ngày, cố gắng cởi mở hơn, thì bạn sẽ dần dạn dĩ hơn, thoải mái hơn trong cách nói chuyện, tức là bạn sẽ tích cực chia sẻ quan điểm hơn trong các cuộc giao tiếp với mọi người. Chính điều đó sẽ là cơ sở, là nền tảng để bạn ngày càng tự tin giao tiếp, khéo léo hơn, hoạt ngôn hơn khi giao tiếp với người khác trong học tập, công việc và đời sống. Tất nhiên, bạn vẫn là chính mình, vẫn là người hướng nội, chỉ khác ở chỗ rằng mình trở thành một phiên bản tự tin giao tiếp hơn, dạn dĩ nói chuyện với mọi người hơn, không còn lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp nữa.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của người hướng nội, gạt bỏ quan điểm sai lầm rằng người hướng nội sẽ ngại giao tiếp, lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp, đồng thời, gợi ý cách để bạn tự tin giao tiếp hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Giao tiếp nội bộ là gì, quan trọng thế nào khi đi làm?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.