Home Công việc Gian Dối Khi Phỏng Vấn Và Những Hậu Quả Khôn Lường

Gian Dối Khi Phỏng Vấn Và Những Hậu Quả Khôn Lường

by Hoàng Khôi Phạm
Gian Dối Khi Phỏng Vấn Và Những Hậu Quả Khôn Lường

Khi phỏng vấn, bất kỳ ai cũng mong muốn mình sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua các câu trả lời phỏng vấn, từ đó, sẽ gia tăng cơ hội được nhận vào làm việc. Tâm lý này khiến không ít ứng viên lỡ buột miệng nói quá về bản thân, phóng đại những ưu điểm của chính mình, thậm chí là trả lời phỏng vấn sai sự thật để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, gian dối khi phỏng vấn là một điều tối kỵ, sẽ gây ra cho bạn rất nhiều hậu quả khôn lường.

>> Hướng dẫn cách trả lời 14 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất

Gian dối khi phỏng vấn nếu bị phát hiện thì sẽ ra sao?

Gian dối khi phỏng vấn nếu bị phát hiện thì tất nhiên sẽ cực kỳ tai hại rồi. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể quan sát nét mặt, cử chỉ, thậm chí là phân tích các câu trả lời của bạn để xác định xem bạn có đang gian dối khi phỏng vấn hay không. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn có thể hỏi xoáy, hỏi sâu để phát hiện ra sự bất hợp lý giữa các câu trả lời của bạn. Nếu phát hiện ứng viên gian dối khi phỏng vấn, họ sẽ loại ngay lập tức, bất chấp profile của bạn xịn xò thế nào.

Nếu bạn trót lọt may mắn vượt qua vòng phỏng vấn mà không bị nhà tuyển dụng phát hiện, thì bạn vẫn chưa an toàn. Sau này, khi làm việc tại công ty, những điều mà bạn gian dối khi phỏng vấn hoàn toàn có thể bị phát hiện trong quá trình làm việc. Khi đó, bạn sẽ cực kỳ khó xử, đồng thời, công ty sẽ có ấn tượng cực xấu về bạn và chắc chắn cơ hội thăng tiến trong tương lai của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì không ai muốn cân nhắc cho một nhân viên thiếu trung thực thăng tiến lên vị trí quản lý cả.

Gian dối khi phỏng vấn khiến bạn cực kỳ mệt mỏi sau này

Quay trở lại tình huống bạn may mắn không bị phát hiện gian dối khi phỏng vấn, thì  sau này khi làm việc bạn cũng sẽ cực kỳ mệt mỏi vì công việc đó đang quá sức so với năng lực thật sự của bạn. Chẳng hạn như công việc đó yêu cầu bạn phải làm được những việc A, B, C, D, E và bạn nói dối rằng mình có thể làm tốt cả 5 điều đó, nhưng thực tế bạn chỉ làm được có 3 điều. Vậy thì 2 điều còn lại bạn sẽ phải làm thế nào để hoàn thành? Bạn phải tự học hỏi, tự tìm tòi, thậm chí là cực đuối và mất thời gian mà chưa chắc là hoàn thành tốt được chúng.

Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc và mức thu nhập của bạn nếu như bạn ứng tuyển các vị trí được trả lương theo kết quả công việc. Chẳng hạn như một nhân viên sales sẽ có thu nhập phụ thuộc vào doanh số bán hàng mỗi tháng, nếu bạn gian dối khi phỏng vấn rằng mình từng có 3 năm kinh nghiệm sales, đã từng là best sales của công ty cũ… để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn và được nhận vào làm việc, thì trong quá trình làm việc sau này bạn sẽ cực kỳ mệt mỏi, đau đầu vì mình đâu có nhiều kinh nghiệm, đâu biết cách để bán hàng tốt, lúc nào doanh số cũng thấp lẹt đẹt và mức thu nhập cũng thấp luôn.

>> 5 câu hỏi về kỹ năng làm việc nhóm phổ biến nhất khi phỏng vấn

Luôn nơm nớp lo sợ bị phát hiện rằng mình từng nói dối

Nếu bạn quá may mắn, tức là sau một thời gian đi làm bạn vẫn không bị phát hiện rằng mình gian dối khi phỏng vấn, thì cũng chưa chắc rằng bạn có thể an tâm. Bạn sẽ phải luôn làm việc trong một tâm trạng nơm nớp lo sợ rằng một ngày nào đó mình sẽ bị phát hiện rằng mình từng nói dối. Người ta nói cái kim trong bọc cũng sẽ có ngày lòi ra mà, làm sao mà mình giấu diếm hoài được, với tâm lý này thì bạn sẽ cực kỳ khó chịu và không thoải mái một chút nào. Mỗi ngày đi làm bạn đều phải gượng ép, ép mình trở thành một người hoàn hảo như mình từng nói khi phỏng vấn.

Ngoài ra, rất có thể bạn sẽ tiếp tục phải nói dối thêm nhiều điều khác để che giấu lần nói dối cũ, tức là càng lúc bạn lại càng phải nói dối nhiều hơn và sống trên một đống gian dối, cứ mở miệng ra là phải suy nghĩ xem mình nên nói gì, xử lý tình huống ra sao để không ai phát hiện… Như vậy thật không hay một chút nào và đó chính là hậu quả khôn lường mà ít ai nhận ra được từ sớm. Tức là mọi người thường sẽ rất ngây thơ, nghĩ rằng nói dối một tí cũng không sao, đâu có làm hại ai, nhưng thật ra lại gây ra hậu quả khôn lường trong tương lai cho chính mình.

Tóm lại, nói dối khi phỏng vấn là một điều cực kỳ sai trái, tất nhiên vẫn có những lời nói dối vô hại khi phỏng vấn mà bạn có thể sử dụng, nhưng chắc chắn rằng những gì về bản thân mình, về năng lực của mình thì bạn cần phải trung thực 100%, đừng biến bản thân mình trở thành một ứng viên quá hoàn hảo, đừng khoác cho mình một chiếc áo quá rộng, bạn sẽ không hề thoải mái trong tương lai đâu!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích