Home Học tậpHọc hành, thi cử Giáo Trình Dài Quá, Nhiều Chữ Quá, Đọc Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Giáo Trình Dài Quá, Nhiều Chữ Quá, Đọc Thế Nào Cho Hiệu Quả?

by Hoàng Khôi Phạm
Giáo Trình Dài Quá, Nhiều Chữ Quá, Đọc Thế Nào Cho Hiệu Quả?

Hồi phổ thông, cấp 2, cấp 3, các bạn học sinh sẽ học thông qua sách giáo khoa, nhưng khi lên đại học, sinh viên sẽ tiếp xúc với một khái niệm mới, đó là giáo trình. Tên gọi khác, thì tất nhiên ý nghĩa cũng sẽ khác, giáo trình thường sẽ phức tạp hơn, và ngoại nhìn nhìn sẽ dày cộm hơn gấp nhiều lần so với sách giáo khoa. Vậy giáo trình dài quá, nhiều chữ quá, thì sinh viên nên đọc thế nào cho hiệu quả?

>> Vì sao sinh viên năm 1 thường bị rớt môn phải học lại?

Vì sao giáo trình ở đại học thường rất “nặng”?

Trước khi giải đáp rằng giáo trình dài quá thì đọc thế nào cho hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao giáo trình ở đại học thường rất “nặng”, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nặng về nghĩa đen tức là trọng lượng những cuốn giáo trình sẽ khá nặng, dày cộm, thường hơn 100 trang, và size của sách cũng in theo khổ lớn, big size hơn so với sách giáo khoa hồi cấp 3. Chính vì thế, tân sinh viên thường bị hú hồn khi lần đầu nhìn thấy những quyển sách giáo trình to bự ở đại học.

Còn nặng về nghĩa bóng chính là nặng về kiến thức, điều này cũng dễ hiểu thôi, giáo trình càng dài, thì sẽ càng nhiều chữ, đồng nghĩa với việc khối lượng kiến thức mà sinh viên cần đọc, học và tiếp thu cũng rất lớn, và tất nhiên đa số môn học ở đại học đều sẽ nặng như thế, đòi hỏi sinh viên phải tập trung, nỗ lực, học hành nghiêm túc, chăm chỉ, thì mới mang về kết quả tốt, đạt điểm cao và nắm vững kiến thức chuyên ngành, mới tiếp thu được những tinh tuý được đúc kết trong những cuốn giáo trình to bự, “chọi lủng đầu”.

Giáo trình dài khiến sinh viên nản và đuối thế nào?

Dẫu biết rằng nhiệm vụ chính của mình là học tập, cho dù giáo trình có dài, có nặng, có nhiều kiến thức tới đâu thì cũng phải ráng học, nhưng điều đó thật sự là thử thách không hề dễ dàng, khiến nhiều sinh viên cảm thấy nản, thấy đuối, thậm chí nhiều bạn tân sinh viên năm 1 khi lần đầu đọc thử giáo trình cũng bị sốc tâm lý, bị xịt keo, cứng đơ người, vì có quá nhiều kiến thức mới, lạ, phức tạp. Tự dưng mới trải qua kỳ thi đại học mệt mỏi xong, cứ tưởng là tạm thời thoát khỏi áp lực học hành, thi cử, vậy mà mới bước vô đầu năm nhất, tiếp xúc với mấy quyển sách giáo trình xong là thấy mệt ngang, thử mở ra đọc xong muốn té xỉu, thấy như toàn chữ nghĩa gì đâu, đọc hoài không hiểu, càng đọc càng tẩu hoả nhập ma.

Không chỉ nản và đuối ở năm 1, mà khi sang các năm tiếp theo, càng lúc quyển giáo trình sẽ càng được nâng cấp hơn, với độ dài và phức tạp nhiều hơn so với giáo trình ở năm 1, chính vì thế, hầu như năm nào sinh viên cũng phải đau đầu vật lộn với  những quyển giáo trình. Nếu không biết cách củng cố động lực và tìm ra phương pháp đọc giáo trình hiệu quả, thì các em sẽ vừa nản, vừa mệt, mà vừa kéo kết quả học tập đi xuống. Vậy giáo trình dài quá, nhiều chữ quá, thì sinh viên nên đọc thế nào cho hiệu quả?

>> Sao phải đi học chi cho mệt, nếu không học nữa có sao không?

Giáo trình dài quá, nhiều chữ quá, nên đọc thế nào cho hiệu quả?

Nhiều bạn sinh viên bị loay hoay với chấp niệm rằng mình phải cố gắng đọc cho hiểu những kiến thức trong giáo trình. Tuy nhiên, các em quên mất một điều quan trọng là mình đang đi học, mình được sự trợ giúp từ bài giảng của thầy cô, phải cố gắng tập trung, lắng nghe giảng trên lớp để nắm vững kiến thức, khi mình hiểu bài, hiểu trọng tâm các kiến thức quan trọng của buổi học, thì lúc về nhà đọc lại giáo trình mới hiệu quả, mới dễ tiếp thu, không bị rối. Chứ nếu chỉ chăm chăm vào chuyện đọc giáo trình, mà không kết hợp với bài giảng trên lớp, thì sẽ cực kỳ khó hiểu, dễ bị tẩu hoả nhập ma, dễ rơi vào trường hợp thấy mình cũng chăm chỉ, cũng cố gắng học, ráng đọc mấy cuốn giáo trình dày cộm, mà cuối cùng kiến thức tích luỹ được lại chẳng có bao nhiêu, điểm số cũng không mấy khả quan.

Song song đó, cũng có 1 nguyên tắc quan cực kỳ hữu ích cho sinh viên trong việc học tập nói chung và trong chuyện đọc giáo trình nói riêng, đó chính là phải tập trung cao độ, khi mình đang học bài, đang đọc giáo trình, thì nhớ tập trung đầu óc cho chuyện đó, không được để những chuyện khác xen ngang khiến mình bị xao nhãng, càng không được vừa học vừa chơi, đọc được vài ba dòng trong giáo trình thì lại bấm điện thoại, rồi đọc tiếp, rồi bấm điện thoại tiếp, mất tập trung như thế thì sẽ khó lòng hiểu bài, đọc mãi chẳng tiếp thu, chẳng thấy hiệu quả.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng giáo trình dài quá, nhiều chữ quá, thì sinh viên nên đọc thế nào cho hiệu quả? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Học tốt, điểm cao, do chăm chỉ hay thông minh?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích