Nói một đằng, làm một nẻo tất nhiên là một điều không tốt, thậm chí những người như thế chắc chắn sẽ bị mọi người tẩy chay, lên án, không chấp nhận được kiểu người lươn lẹo như thế, nhất là trong công việc, khi trao đổi với khách hàng, đối tác. Song song đó, cũng có một vấn đề mặc dù không nghiêm trọng bằng, nhưng cũng tồn tại nhiều tác động tiêu cực, đó là nói được nhưng không làm được, tức là hứa suông, hứa đại, mà chưa chắc chắn rằng mình có làm được hay không. Hãy cùng điểm qua một số hậu quả khôn lường khi nói được nhưng không làm được:
>> Vì sao lúc nào đi làm bạn cũng thấy mệt mỏi?
1. Mất uy tín khi nói được nhưng không làm được
Nói được nhưng không làm được nó cũng tương tự như chuyện bạn hứa suông, nói cho oai nhưng không quan tâm tới chuyện thực hiện, hoặc bỏ mặc làm được hay không cũng kệ. Trong lúc bạn quên mất những gì mình đã nói, bị lậm vào chuyện nói được nhưng không làm được, thì những người xung quanh vẫn đang ghi nhớ điều đó, nhất là khi bạn trao đổi công việc với khách hàng, đối tác, thì họ sẽ ghi nhớ rất rõ những nội dung công việc đã được chốt, đã thống nhất, cho dù đó chỉ là những lời nói ra bằng miệng, chưa ghi vào giấy tờ. Nếu chờ một thời gian, quá thời hạn bạn đề xuất, nhưng đối phương vẫn chưa thấy bạn thực hiện được những gì đã nói, hoặc thậm chí bạn còn quên luôn, không có động thái rằng mình sẽ làm, thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị mất uy tín, trong tương lai họ sẽ không đặt niềm tin vào bạn nữa. Một lần bất tín, vạn lần bất tin, hãy ghi nhớ kỹ điều này và đừng để hậu quả khôn lường ấy xảy ra với mình, hãy cố gắng chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đừng nói được nhưng không làm được.
2. Mất mối quan hệ khi nói được nhưng không làm được
Sau khi mất uy tín trong mắt mọi người xung quanh, thì tiếp theo, bạn sẽ ngay lập tức mất đi mối quan hệ với họ. Hãy nhớ rằng mọi mối quan hệ đều được xây dựng trên tự uy tín, tin tưởng lẫn nhau, khi niềm tin không còn thì mối quan hệ cũng chẳng còn, hoặc có níu kéo thì cũng đã bị rạn nứt, không còn vẹn nguyên như lúc ban đầu, có chăng chỉ vì vẫn còn ràng buộc hợp đồng, hoặc dính líu những lợi ích cá nhân khác nên họ đành phải duy trì mối quan hệ với bạn thôi. Tất nhiên, mối quan hệ là điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, lẫn trong công việc. Đồng ý rằng năng lực làm việc là điều quan trọng nhất, quyết định nhiều nhất tới thành bại trong tương lai của mỗi người, nhưng nếu đi làm mà thiếu đi các mối quan hệ, nhất là với cấp trên và đồng nghiệp trong công ty, thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.
>> Đừng đi làm với tâm lý thích thì làm, không thích thì nghỉ
3. Mất việc, bị sa thải khi hứa hẹn lung tung với khách hàng
Một hậu quả khôn lường khác mà bạn có thể phải đối mặt chính là mất việc, bị sa thải khi hứa hẹn lung tung với khách hàng. Điều này thường xảy ra với những ai làm nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn bán hàng, bạn sẽ dễ bị rơi vào sự cám dỗ của đồng tiền bằng cách hứa hẹn lung tung để chốt khách, trong khi bản thân chưa chắc có thể thực hiện những điều đó, theo kiểu nói được mà không làm được, nói xong không nhớ, không thực hiện rồi tới khi khách hàng complain, đòi hoàn tiền mới tá hoả đi giải quyết. Tất nhiên, chẳng công ty nào muốn mình phải hoàn tiền, phải đi giải quyết phàn nàn của khách hàng do nhân viên tư vấn sai, hứa hẹn lung tung, nói được nhưng không làm được. Nếu trường hợp này vẫn tiếp diễn thì khả năng cao rằng bạn sẽ bị mất việc, bị sa thải trong tương lai.
4. Kiềm hãm năng lực, hạn chế sự phát triển của bản thân
Bên cạnh các tác động kể trên, thì chuyện nói được nhưng không làm được, cũng ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới bạn, nó sẽ kiềm hãm năng lực, hạn chế sự phát triển của bản thân. Tức là bạn đặt ra rất nhiều mục tiêu, kỳ vọng, nói rằng mình sẽ làm cái này cái kia, sẽ nỗ lực hết mình, cố gắng hết sức, ráng trau dồi thêm nhiều điều hữu ích cho bản thân, nhưng đáng tiếc rằng đó chỉ là những lời nói suông, nói cho oai miệng, chứ bạn không chú tâm vào chuyện thực hiện, cố gắng được 2-3 bữa rồi lại bỏ ngang. Chính điều này sẽ kiềm hãm năng lực, hạn chế sự phát trển của bạn trong tương lai, vì bạn không thực hiện được những mục tiêu mà mình đặt ra, cũng chẳng chịu cố gắng học hỏi, trau dồi để phát triển bản thân.
>> Đi làm để kiếm tiền, hay để học hỏi, lấy kinh nghiệm?
5. Đi làm lâu năm vẫn giậm chân tại chỗ, khó thăng tiến
Khi đi làm, mấu chốt quan trọng để bạn được thăng tiến chính là nói được làm được, phải chứng minh năng lực bằng hành động, chứ không phải bằng những lời nói suông. Để được đồng nghiệp và cấp trên công nhận năng lực, thì bạn phải luôn nỗ lực, tập trung hết mình trong từng việc mình làm, phải cố gắng để mang về kết quả tốt nhất, hạn chế tối đa những sai sót trong công việc và duy trì phong độ làm việc ổn định. Ngược lại, nếu bạn nói được nhưng không làm được, nói nhiều mà làm không được bao nhiêu, tự phóng đại hoá những điều mình làm, thì chẳng được gì cả, đi làm lâu năm mà vẫn giậm chân tại chỗ, khó lòng thăng tiến, vì thực chất ai cũng nhìn rõ được thực chất bạn đã làm được gì, năng lực bạn ở đâu mà, chứ lớn rồi, đâu ai nghe qua những lời nói rồi tin theo răm rắp.
Bài viết này dã giúp bạn hình dung được những hậu quả khôn lường khi nói được nhưng không làm được. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đi làm lâu năm vẫn giậm chân tại chỗ thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.