Bệnh thành tích là một thuật ngữ đã trở nên ngày càng quen thuộc và khá phổ biến trong học đường. Thông thường, chúng ta ai cũng muốn mình sẽ tốt hơn, giỏi hơn, gặt hái được càng nhiều thành tựu càng tốt. Trong học tập cũng thế, học sinh, sinh viên cũng luôn trong trạng thái phải thi đua với bạn bè cùng lớp, những người bạn đồng trang lứa, cùng học chung một khối, một lớp với mình. Chính điều này vô tình đã đẩy bệnh thành tích trở nên phổ biến hơn trong giới sinh viên. Dưới đây là một số hậu quả khôn lường khi sinh viên đại học mắc bệnh thành tích:
>> 4 hiểu lầm tai hại khiến sinh viên ngày càng học hành sa sút
1. Sinh viên chạy theo điểm số ảo vì mắc bệnh thành tích
Biểu hiện rõ rệt của bệnh thành tích ở trường đại học chính là sinh viên đua nhau chạy theo điểm số ảo, cố gắng để đạt điểm 9, điểm 10 một cách bất chấp, dù bản thân mình học chưa tốt, chưa nắm vững kiến thức, nhưng vẫn bằng mọi giá để có thể đạt điểm cao, được cộng điểm,… Điều này đã khiến thực trạng bệnh thành tích ngày càng phổ biến hơn trong học đường, nâng số lượng sinh viên mắc bệnh thành tích ngày càng nhiều hơn. Các em nghĩ rằng mình giỏi, các em ảo tưởng về năng lực học tập của bản thân khi thấy mình được điểm 9, điểm 10, nhưng thực tế thì những con điểm ấy lại chưa phản ánh chính xác năng lực học tập của mình, mà chỉ giúp làm đẹp bảng điểm, tô vẽ thêm cho học bạ đại học, và vô tình điều này khiến các em đang tự lừa dối bản thân, tự huyễn hoặc rằng mình tài giỏi, mình học tốt,…
2. Bệnh thành tích đẩy sinh viên vào con đường gian lận thi cử
Nếu chỉ đơn thuần là cố gắng lấy điểm cộng này kia, để được thầy cô cộng điểm thêm, giúp mình nâng cao điểm trung bình, thì ít ra “bệnh thành tích” như thế cũng mang lại tác động tích cực. Tuy nhiên, một số sinh viên lại chạy theo điểm số một cách bất chấp, mắc bệnh thành tích nặng đến mức quyết định thực hiện những hành vi sai trái, gian đối, dấn thân vào con đường gian lận thi cử. Điển hình là việc mang tài liệu/điện thoại vào phòng thi, quay cóp, hỏi bài, chép bài bạn bè, thậm chí một số sinh viên còn cả gan đánh tráo giấy nháp/giấy thi để gian lận thi cử, chỉ bài cho nhau một cách công khai.
Những hành vi gian lận này nếu bị giảng viên bắt tại trận thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điểm số của các em, bị huỷ kết quả bài thi, hoặc thậm chí có thể bị đánh rớt môn, bị đánh dấu rằng đã vi phạm kỷ luật học đường, vi phạm nội quy trường học. Vậy là từ chuyện cố gắng chạy theo bệnh thành tích để có kết quả học tập tốt, để người khác ngưỡng mộ, thì bây giờ các em lại bị mọi người chê bai, cực kỳ xấu hổ khi bị phát hiện gian lận thi cử.
>> Gian lận thi cử – Gian lận khi làm bài thi và cái kết
3. Ra trường tốt nghiệp loại giỏi, nhưng chưa vững kiến thức
Tốt nghiệp ra trường loại giỏi là mục tiêu, là đích đến mà nhiều sinh viên đặt ra để cố gắng phấn đấu, và đó thật sự là một thành tựu đáng tự hào của sinh viên đại học. Tuy nhiên, nó chỉ thật sự trọn vẹn và ý nghĩa nếu như năng lực học tập của các em thật sự giỏi, thật sự nắm vững kiến thức chuyên ngành, còn nếu sinh viên mắc bệnh thành tích, cố gắng chạy theo điểm số, tìm mọi cách để nâng điểm trung bình, nhưng lại chưa vững kiến thức, thì sẽ chẳng có gì đáng tự hào. Tự dưng đi xin việc, cầm tấm bằng loại giỏi trong tay, thuận lợi vượt qua vòng CV, rồi đến vòng phỏng vấn lại ấp úng trước những câu hỏi về kiến thức chuyên ngành, thì cũng sẽ bị nhà tuyển dụng đánh trượt. Một cú trượt phỏng vấn khá đau đớn, bẽ bàng, và đây chính là một trong những hậu quả khôn lường khi sinh viên đại học mắc bệnh thành tích.
4. Bệnh thành tích khiến bằng đại học ngày càng mất giá
Bằng đại học vốn dĩ là một bảo chứng rằng sinh viên đã xuất sắc vượt qua 4 năm đại học, hoàn thành toàn bộ các môn trong chương trình học và đã có được vốn kiến thức cơ bản, đủ để có thể bước đầu làm quen và làm tốt những việc được giao khi ra trường đi làm. Vậy mà bằng đại học lại đang ngày càng bị mất giá, chỉ vì một bộ phận sinh viên mắc bệnh thành tích, chạy theo điểm số một cách bất chấp, khiến điểm trung bình tích luỹ và xếp loại bằng đại học không còn phản ánh chính xác năng lực học tập của các em nữa. Dần dần, bằng đại học đã bị mất giá trị, chỉ còn đơn thuần là một điều kiện đầu vào thông thường khi ứng tuyển, chứ không còn là cơ sở đáng tin cậy để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên nữa.
>> Bằng đại học có cần thiết không, có đánh giá đúng năng lực không?
5. Tạo tiền đề xấu cho bệnh thành tích khi ra trường đi làm
Không chỉ dừng lại ở những hậu quả trong học đường, nếu bệnh thành tích ăn sâu vào trong tâm trí sinh viên, thì các em sẽ tiếp tục bị cuốn theo nó khi ra trường đi làm sau này. Khi đi làm, các em cũng sẽ tiếp tục chạy đua theo thành tích, cố gắng mang về những kết quả công việc mà không tương xứng với khả năng của mình, có thể là nhờ người làm giúp, cướp công sức, ăn cắp chất xám của người khác, hoặc tệ hơn là nổ, khoe khoang quá trớn về khả năng của bản thân để lấy le với mọi người. Dù biểu hiện ra thế nào, thì bản chất bệnh thành tích vẫn là một điều xấu, vẫn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, và nó sẽ dần huỷ hoại những phẩm chất và giá trị tốt đẹp của mỗi người chúng ta, nhất là khi chúng ta ảo tưởng về năng lực bản thân.
Trên đây là một số hậu quả khôn lường khi sinh viên đại học mắc bệnh thành tích, tất nhiên, vẫn còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khác mà vấn nạn bệnh thành tích sẽ có thể gây ra. Để thay đổi thực trạng này, và giúp ngành giáo dục dần lấy lại được giá trị thật sự, giúp bằng đại học phản ánh chính xác hơn năng lực học tập, thì sinh viên cần phải dứt khoát tránh xa bệnh thành tích, nói không với việc chạy theo điểm số một cách bất chấp!
>> 4 lỗi sai khiến nhà tuyển dụng thẳng tay loại hồ sơ xin việc
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.