Khi đi làm, chúng ta thường nghe nhắc tới cụm từ hiệu quả làm việc, và ai cũng mặc nhiên hiểu rằng đó là KPI quan trọng, là tiêu chí mà bất kỳ ai đi làm cũng cần phải quan tâm, phải cố gắng hoàn thành công việc với kết quả và hiệu quả tốt nhất. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu rõ rằng hiệu quả làm việc là gì, đo lường bằng cách nào chưa? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp các băn khoăn ấy và tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề hiệu quả làm việc trong bài viết này nhé!
>> 4 bước giúp bạn đảm bảo hiệu quả cao khi làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc là gì?
Hiệu quả làm việc là kết quả làm việc, thường sẽ được đánh giá đơn giản là đạt hay không đạt, nhưng cũng có nhiều công ty khi nhân viên làm việc đạt hiệu quả, đạt KPI được đặt ra, thì cũng xét thêm tiêu chí rằng đạt vừa đủ, hay thậm chí vượt KPI, và nếu vượt thì vượt bao nhiêu %, để có thể đánh giá cụ thể, chính xác hơn về kết quả làm việc của nhân viên. Chẳng hạn như giữa 2 người cùng đạt KPI, thì người vượt KPI sẽ được đánh giá tốt hơn là người đạt vừa đủ KPI. Hoặc giữa 2 nhân viên cùng có hiệu quả làm việc vượt trội so với mục tiêu, thì ai vượt target nhiều hơn sẽ được đánh giá tốt hơn. Sau khi hiểu được hiệu quả làm việc là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem nó thường được đo lường bằng cách nào, trên các tiêu chí cụ thể nào?
Hiệu quả làm việc đo lường bằng cách nào?
Tuỳ theo từng công ty, từng tính chất công việc, mà hiệu quả làm việc sẽ được đo lường bằng các tiêu chí khác nhau, nhưng thường sẽ xoay quanh một số điều sau:
- Kết quả làm việc: Đạt hay không đạt, có vượt trội hơn, mang về kết quả tốt hơn so với target không?
- Chất lượng công việc: Kết quả mang về có đảm bảo chất lượng không, hay đang bất chấp chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng, cuối cùng số lượng thì nhiều mà chất lượng lại kém?
- Thời hạn hoàn thành: Nhân viên có hoàn thành công việc đúng thời hạn không, hay sớm hơn hoặc trễ hơn so với deadline mà công ty đặt ra từ trước?
- Khả năng teamwork với đồng nghiệp: Để hoàn thành tốt những việc được giao, nhất là các công việc phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nhân viên, nhiều phòng ban, thì khả năng teamwork sẽ trở thành tiêu chí cần thiết để đánh giá, đo lường hiệu quả làm việc của mỗi người.
- Thái độ làm việc: Mặc dù không liên quan trực tiếp tới hiệu quả làm việc, nhưng thái độ làm việc chẳng hạn như sự chuyên cần, đi làm đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc, tập trung, không làm việc riêng,… cũng có thể là tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc, đánh giá performance của nhân viên để cân nhắc tăng lương, thăng tiến.
>> 4 cách giảm lãng phí thời gian và nhân đôi hiệu quả làm việc
Làm việc mà hiệu quả không tốt thì sẽ thế nào?
Sau khi giải đáp hiệu quả làm việc là gì, đo lường bằng cách nào, thì có thể bạn đang lăn tăn rằng nếu làm việc mà hiệu quả không tốt thì sẽ thế nào? Thật ra, ai cũng có thể tự trả lời câu hỏi này, nhưng chưa chắc rằng câu trả lời của bạn sẽ đầy đủ các ý, các hệ quả, các bất lợi mà chúng ta phải đối mặt khi kết quả làm việc không tốt. Dưới đây là một số hệ quả thường gặp khi làm việc mà hiệu quả không tốt:
- Ảnh hưởng xấu tới thu nhập: Các công việc như nhân viên kinh doanh, tư vấn viên, hoặc các vị trí có lương KPI theo kết quả làm việc, thì tất nhiên nếu làm việc mà hiệu quả không tốt, mang lại kết quả kém, thì tiền lương sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới thu nhập của mình.
- Bị cấp trên trách mắng: Khi cấp trên tin tưởng giao việc, giao nhiệm vụ, mà bạn lại làm không tốt, mang về hiệu quả kém, thậm chí để xảy ra nhiều sai sót trong quá trình làm việc, thì khả năng cao rằng sẽ bị cấp trên trách mắng, nhẹ thì trách đơn thuần vài câu, nặng hơn thì có thể lớn tiếng, phê bình trước mặt nhiều người. Đồng thời, trong tương lai gần, cấp trên cũng khó lòng tin tưởng giao cho bạn những việc quan trọng, có thể sẽ chỉ kêu bạn làm những việc lặt vặt, lắt nhắt, nói chung là không được trọng dụng.
- Bị đồng nghiệp chê: Có thể đồng nghiệp sẽ không nói ra, nhưng họ sẽ âm thầm chê bai, nghĩ xấu trong đầu, cho rằng bạn kém cỏi, lúc nào làm việc cũng mang về hiệu quả không tốt, có những việc đơn giản mà làm cũng không xong.
- Bị khách hàng/đối tác complain: Nếu công việc của bạn phải thường xuyên giao tiếp, làm việc với khách hàng, đối tác, mà hiệu quả không tốt, không như kỳ vọng của đối phương, chất lượng phục vụ kém so với hứa hẹn, thì bạn sẽ bị họ complain, công ty của bạn cũng bị ảnh hưởng, bị mất uy tín.
- Cản trở cơ hội được tăng lương, thăng tiến: Thông thường, các công ty sẽ có đợt review năng lực định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, trong những lần đánh giá ấy, những ai có hiệu quả làm việc không tốt thì sẽ khó lòng được tăng lương, và cơ hội thăng tiến cũng sẽ phải nhường cho những nhân viên khác, những người làm việc tốt hơn.
Làm sao để nâng cao hiệu quả làm việc?
Sau khi điểm qua những bất lợi, những hệ quả không mong muốn khi làm việc không hiệu quả, mang về kết quả không tốt, không đạt KPI, không đúng như kỳ vọng của cấp trên, thì tất nhiên bạn sẽ không muốn những điều tồi tệ ấy xảy ra với mình. Ai đi làm mà chẳng mong sẽ được lương cao, được thăng tiến, được mọi người trọng dụng và công nhận năng lực, nhưng điều đó sẽ không xảy ra với người làm việc kém hiệu quả. Vậy làm sao để bạn nâng cao hiệu quả làm việc?
Đầu tiên, điều quan trọng nhất vẫn sẽ phụ thuộc vào năng lực làm việc của bạn. Hãy thẳng thắn nhìn lại xem mình đã nắm vững kiến thức chuyên môn chưa, đã thành thạo các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc chưa, và kinh nghiệm của bạn có đủ để hoàn thành công việc này không, hay bạn đang phải cố khoác một chiếc áo quá rộng so với khả năng của mình? Nếu phát hiện vấn đề chủ yếu nằm ở năng lực làm việc, thì tất nhiên bạn phải nhanh chóng khắc phục, dành thời gian trau dồi những điều mà bản thân còn đang thiếu sót, để mình dần tiến bộ hơn, phát triển năng lực hơn. Còn nếu bạn thấy năng lực mình cũng ổn áp, thì có thể vấn đề nằm ở thái độ làm việc và mức độ tập trung trong công việc, liệu bạn có đảm bảo mình nghiêm túc, không làm việc riêng, tám chuyện quá nhiều khi làm việc không? Hoặc bạn có đi làm đầy đủ, đúng giờ, nỗ lực trong công việc hay đang lo ra, đi làm mà đầu óc cứ ở đâu đâu, làm việc hời hợt, không quan tâm chất lượng? Tóm lại, bạn sẽ là người hiểu rõ nhất rằng vấn đề đang nằm ở đâu, những điều gì đang khiến mình có hiệu quả làm việc kém, và tự bạn sẽ biết cách khắc phục, miễn sao bạn muốn, thì bạn sẽ tìm cách, và sẽ giải quyết được.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ rằng hiệu quả làm việc là gì, đo lường bằng cách nào và làm sao để nâng cao hiệu quả công việc? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Làm việc từ xa là gì, làm sao đảm bảo được hiệu quả?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.