Home Học tậpHọc hành, thi cử Học Cải Thiện Có Phải Cuộc Đua Điểm Số Của Con Nhà Giàu?

Học Cải Thiện Có Phải Cuộc Đua Điểm Số Của Con Nhà Giàu?

by Hoàng Khôi Phạm
Học Cải Thiện Có Phải Cuộc Đua Điểm Số Của Con Nhà Giàu?

Học cải thiện là cơ hội để sinh viên nâng cao điểm trung bình môn học, vì các em sẽ được ưu tiên lấy điểm cao nhất trong tất cả các lần học của mình, tức là càng học cải thiện thì càng có nhiều cơ hội kéo điểm lên. Tuy nhiên, khi học cải thiện, sinh viên vẫn phải đóng học phí, và có khi tiền học lại còn cao hơn so với học phần bình thường, và hầu như các bạn có điều kiện gia đình khó khăn sẽ không thể nghĩ tới chuyện học cải thiện. Vậy liệu học cải thiện có phải cuộc đua điểm số của con nhà giàu không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp nhé!

>> Dựa vào đâu để cân nhắc học cải thiện điểm ở đại học?

Học cải thiện có mệt không?

Thật ra, học cải thiện cũng không sung sướng gì, giống kiểu sinh viên phải đối mặt với áp lực học hành, thi cử thêm một lần nữa, mà đó lại còn là môn học mà mình từng bị điểm kém, với nhiều khiến thức khó, phức tạp, không hề dễ nuốt một chút nào. Học cải thiện mệt lắm, phải học lại từ đầu toàn bộ các buổi học, đảm bảo chuyên cần, và phải làm lại toàn bộ các bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ, bài thuyết trình, tiểu luận nhóm. Chính vì thế, trước khi giải đáp vấn đề liệu học cải thiện có phải cuộc đua điểm số của con nhà giàu không, thì sinh viên cần hình dung rõ rằng học cải thiện là một quá trình học tập, tiếp thu lại toàn bộ kiến thức một cách đầy đủ, nghiêm túc, và vẫn tồn tại nhiều áp lực, học cải thiện cũng mệt mỏi, vất vả lắm, chứ không phải đây là một hình thức bỏ tiền ra để mua điểm, ai có nhiều tiền hơn thì được điểm cao hơn,…

Học cải thiện có chắc sẽ tăng điểm không?

Mặc dù khi học cải thiện, sinh viên có quyền chọn kết quả điểm số cao nhất trong các lần học của mình, chẳng hạn như các em học môn đó 3 lần, với kết quả điểm trung bình lần lượt là 4.2, 5.3 và 5.0, thì sẽ được lấy điểm cao nhất là 5.3, tức là cũng cao hơn tận 1.1 so với mức điểm của lần học đầu tiên.

Tuy nhiên, trong ví dụ trên thì sinh viên cũng hình dung được rằng chưa chắc học cải thiện sẽ giúp mình tăng điểm, vốn dĩ lần học thứ 2 điểm của mình đã lên được 5.3 rồi, sinh viên muốn học thêm lần nữa với hy vọng sẽ tăng điểm môn học lên nữa, nhưng cuối cùng lại nhận về sự thất vọng, kết quả điểm số còn thấp hơn, mặc dù vẫn giữ được điểm 5.3, không bị kéo xuống 5.0, nhưng thực chất mình cũng tốn công sức, thời gian, tốn tiền đăng ký học cải thiện, mà lại chẳng nhận được lợi ích gì. Vì thế, sinh viên cũng cần hiểu rằng, học cải thiện mặc dù có cơ hội sẽ nâng cao điểm số nhưng cũng chưa chắc sẽ tăng điểm, không có gì chắc chắn được rằng con nhà giàu bỏ tiền ra học cải thiện thì sẽ kéo được điểm lên.

>> 4 điều cần lưu ý khi sinh viên học cải thiện

Rủi ro tiềm ẩn khi sinh viên lạm dụng việc học cải thiện

Song song đó, khi lạm dụng việc học cải thiện quá nhiều, sinh viên cũng sẽ đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như bị quá tải kiến thức, thay vì mỗi học kỳ thường chỉ cần học khoảng 5 môn, nhưng các em đăng ký học cải thiện thêm 2 môn, nâng tổng số môn cần học lên tận 7, thì sẽ là áp lực rất lớn, thử thách không hề dễ dàng. Mà học kỳ nào sinh viên cũng phải học nhiều hơn bình thường như thế, thì sẽ cực kỳ mệt mỏi, chứ không sung sướng chút nào. Ngoài ra, khi lạm dụng học cải thiện quá nhiều, đăng ký một cách vô tội vạ, cho dù tiền bạc không quan trọng, ba mẹ sẵn sàng tài trợ học phí, nhưng sinh viên cũng phải đối mặt với rủi ro bị tốt nghiệp ra trường trễ, vì phải mất thời gian học cải thiện nhiều quá, tới thời hạn làm lễ tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, mà vẫn còn 1 số môn các em muốn cải thiện thêm.

Học cải thiện có phải cuộc đua điểm số của con nhà giàu?

Sau khi phân tích, thì chắc hẳn các em cũng đã có một bức tranh thực tế hơn về chuyện học cải thiện. Đồng ý rằng khi là con nhà giàu, không phải quan ngại chuyện học phí, thì sinh viên có thể học cải thiện một cách thoải mái, bao nhiêu môn, bao nhiêu lần cũng được, càng học nhiều thì mình càng vững kiến thức hơn, và có cơ hội nâng cao điểm số hơn. Tuy nhiên, học cải thiện phải học lại từ đầu, làm lại toàn bộ bài kiểm tra, bài thi, nên cũng áp lực nhiều, chứ không hề sung sướng chút nào. Bên cạnh đó, cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn khi sinh viên lạm dụng việc học cải thiện, chẳng hạn như bị quá tải kiến thức, khả năng phải tốt nghiệp ra trường trễ, mà cũng chưa chắc sẽ tăng điểm sau khi học cải thiện.

Chính vì thế, đứng trước câu hỏi rằng học cải thiện có phải cuộc đua điểm số của con nhà giàu không, thì câu trả lời là có, vì các em không phải lăn tăn chuyện học phí, nhưng đây là một cuộc đua khắc nghiệt, với rất nhiều áp lực và rủi ro, chỉ những bạn nào vững tinh thần, có ý chí, nỗ lực và không ngại chuyện mệt mỏi, áp lực, thì mới có thể đối mặt và vượt qua với điểm số tốt hơn. Chứ bình thường thì qua môn là mừng lắm rồi, hầu như sinh viên cũng chẳng muốn phải học cải thiện quá nhiều chi cho mệt mỏi, áp lực, và cũng quan ngại rằng học cải thiện chưa chắc sẽ tăng được điểm, nên thôi, nếu có thì chỉ học cải thiện 1-2 môn, chứ không có nhu cầu lạm dụng điều này quá mức.

>> Học cải thiện bao nhiêu tiền, học phí có mắc hơn không?

Sinh viên hãy cố gắng học tốt ngay từ lần đầu tiên

Với các bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không dám nghĩ tới chuyện xin tiền ba mẹ để học cải thiện, nhưng các em vẫn muốn học cải thiện 1-2 môn mà mình cho rằng có khả năng sẽ tăng điểm lên được khá nhiều, các em đã cân nhắc và tự tin về điều đó, thì có thể đi làm thêm part time, rồi lấy tiền lương đi làm thêm để đóng tiền học cải thiện, tự mình trang trải học phí cho mình. Khi đó, các em vẫn có thể tham gia vào cuộc đua điểm số khi học cải thiện, chỉ khác là mình sẽ không được thoải mái đăng ký quá nhiều môn vì tài chính không cho phép, nên hãy cân nhắc kỹ để có sự lựa chọn tối ưu nhất.

Tuy nhiên, với quan điểm của anh thì giải pháp tốt nhất để đạt điểm số cao chính là sinh viên hãy cố gắng học tốt ngay từ lần đầu tiên. Trong bất kỳ môn học nào, các em hãy đi học đầy đủ, chuyên cần, tập trung nghe giảng, chăm chỉ ôn bài, làm bài tập, nỗ lực 100% để mang lại kết quả điểm số tốt nhất có thể, chứ đừng để bị điểm thấp rồi tiếc nuối, rồi lại phải tốn tiền đi học cải thiện.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng học cải thiện có phải cuộc đua điểm số của con nhà giàu không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điểm C có cần học cải thiện không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích